Hệ thống hút lọc bụi Navis

lọc bụi túi

Hệ thống hút lọc bụi là hệ thống sử dụng phương pháp lọc kết hợp với Quạt hút hoặc đẩy để xử lý các loại bụi với nhiều kích thước khác nhau.

1. Các phương pháp xử lý bụi

1.1. Phương pháp cơ học

Khí, bụi được tách bằng lực cơ học, lực trọng trường hoặc lực ly tâm.

Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, vận hành. Vật liệu chế tạo đa dạng để chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn, chịu ăn mòn…

– Dùng lọc thô hạt bụi lớn hơn 5µm

– Trở lực thiết bị thấp.

– Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo.

– Nếu đường kính thiết bị quá lớn thì hiệu quả phân tách giảm.

lọc bụi thô

1.2. Phương pháp ướt

Khí được thổi qua lớp chất lỏng hoặc sục vào chất lỏng. Bụi được giữ lại trong chất lỏng và thải ra ngoài dưới dạng bùn, khí sạch được đi ra ngoài với độ ẩm cao. Thiết bị cấu tạo đơn giản, hiệu quả cao. Có thể sử dụng các thiết bị hấp thụ kết hợp với sử lý bụi để mạng lại hiệu quả cao và tối ưu chi phí.

Các thiết bị thường sử dụng theo phương pháp này là: Tháp phun, tháp đĩa lỗ, tháp đệm, Cyclone ướt, Venturi – Scrubber, Thiết bị tạo xoáy va đập quán tính…

– Có nhiều kiểu kết cấu để tạo xoáy va đập quán tính, tùy theo nhu cầu mà chế tạo thiết bị phù hợp với chi phí đầu tư.

– Thiết bị không cần vòi phun hay bơm nên hạn chế việc bị tắc, tuy nhiên mực nước trong thiết bị phải cố định mới đảm bảo hiệu quả.

– Chưa có lý thuyết đầy đủ để tính toán tối ưu cho thiết bị này. Ngày nay có thể sử dụng máy tính mô phỏng chuyển động dòng (CFD) để tính toán hợp lý.

1.3. Phương pháp lọc

Hỗn hợp khí, bụi được đưa qua các màng ngăn, bụi được giữ lại và khí đi qua. Vật liệu lọc có tính chất quyết định tới hiệu quả lọc, có nhiều loại vật liệu lọc khác nhau đảm bảo cường độ lọc, khả năng hoàn nguyên, chịu nhiệt độ cao, chịu hóa chất…

lọc bụi túi

1.4. Phương pháp điện trường

Phương pháp điện trường hay còn gọi là lọc bụi tĩnh điện, thường áp dụng với loại bụi siêu mịn và có độ ẩm cao. Nguyên lý cơ bản là bụi được lắng, giữ lại khi đi qua điện trường có điện thế cao.

Có 2 loại điện cực phổ biến là điện cực dạng tấm và dạng ống. Bụi được tĩnh điện rồi bị hút vào các tấm hoặc ống, khi lượng bụi đã bám đủ nhiều trên điện cực thì phải dùng nước để rửa sạch.

Thiết bị có cấu tạo phức tạp, quá trình vận hành khó, bụi thải ra dưới dạng bùn. Do đó thiết bị lọc tĩnh điện chỉ phù hợp với một nhà nhà máy đặc biệt.

2. Hệ thống hút lọc bụi

– Hệ thống hút lọc bụi thường bao gồm các thiết bị như Quạt ly tâm, thiết bị lọc túi vải hoặc lọc cartridge, thiết bị lọc thô Cyclone.

– Nguyên lý hoạt động: Tùy theo loại bụi cần xử lý mà ta kết hợp các thiết bị với nhau một cách tối ưu. Thông thường hệ thống được bố trí như sau:

Nguồn bụi -> Chụp hút -> Đường ống -> Lọc bụi Cyclone -> Lọc bụi túi hoặc Cartridge -> Quạt hút -> Ống khói.

– Đối với các loại bụi dưới 5 micromet thì ta có thể bỏ qua Cyclone vì Cyclone có hiệu suất thấp với bụi kích thước nhỏ.

– Đối với các loại bụi có nhiệt độ cao, độ sắc cạnh, bụi dễ cháy nổ, bụi mịn… thì ta sẽ đánh giá và lựa chọn vật liệu lọc phù hợp như: Polyester, sợi thủy tinh, PTFE, PPS, chống tĩnh điện, nomex, acrylic…

– Hệ thống hút lọc bụi thường sử dụng xung khí nén để hoàn nguyên vật liệu lọc. Sử dụng đồng hồ chênh áp, cảm biến nồng độ bụi, hệ điều khiển PLC…để kiểm soát và báo cáo tự động.

Hệ thống xử lý bụi

3. Ưu nhược điểm của hệ thống hút lọc bụi

Ưu điểm:

– Thiết bị cấu tạo đơn giản, dễ bảo trì, hoạt động ổn định, chi phí đầu tư thấp.

– Hiệu suất lọc bụi cao, lọc được các hạt bụi kích thước nhỏ (dưới 5 micromet).

– Túi lọc hoặc Cartridge được thay thế dễ dàng theo định kỳ.

– Có thể thiết kế đa dạng mức công suất lớn hoặc nhỏ theo nhu cầu.

– Thu hồi được bụi dưới dạng khô.

– Kết hợp đồng bộ với hệ thống xử lý khí- mùi, tạo hiệu quả xử lý khí thải hoàn toàn.

Nhược điểm:

– Đối với các loại bụi có độ ẩm lớn và độ kết dính cao thì khả năng hoàn nguyên vật liệu lọc thấp.

– Cần có nguồn cấp khí nén 5 Bar cho hệ thống.

4. Ứng dụng hệ thống hút lọc bụi

– Hệ thống hút lọc bụi được ứng dụng để xử lý bụi trong quá trình sản xuất của nhiều ngành khác nhau như:

Ngành sản xuất Nhựa, bao bì, vật liệu xây dựng, gỗ, luyện kim, xi măng, hóa chất, khai khoáng…

– Kết hợp với hệ thống xử lý khí-mùi nếu khí thải có lẫn cả bụi và mùi.

5. Lựa chọn hệ thống hút lọc bụi Navis

Navis với đội ngũ nhân sự có chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm triển khai nhiều hệ thống thực tế sẽ tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt chọn gói luôn cam kết:

– Tối ưu chi phí đầu tư.

– Hiệu quả vượt trội.

– Hệ thống làm việc ổn định, bền vững.

– Thiết kế tổng thể, hài hòa với nhà máy.

– Phối hợp linh hoạt với các đơn vị cung cấp thiết bị liên quan, tối ưu tổng chi phí cho chủ đầu tư.

– Bảo hành bảo trì miễn phí theo quy định.

Các phương pháp xử lý bụi

Quý khách có thể tham khảo nhiều thiết bị xử lý bụi, xử lý khí của Navis tại đây.

1 bình luận về “Hệ thống hút lọc bụi Navis

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *