Xử lý hơi hóa chất - thực phẩm
Xử lý hơi hóa chất, thực phẩm là công việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe con người và an toàn môi trường.
Xử lý hơi hóa chất, thực phẩm yêu cầu về công nghệ và thiết bị phải phù hợp, tối ưu hóa chi phí đầu tư, hiệu quả xử lý cao và tuân thủ các Quy chuẩn – Tiêu chuẩn.
1. Hơi hóa chất, thực phẩm và ảnh hưởng tới sức khỏe
Hơi hóa chất thực phẩm là các loại hơi được sinh ra trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất và các loại nguyên liệu khi chế biến.
Các loại hơi này có tính độc hại, gây mùi khó chịu, gây ăn mòn thiết bị, nguy cơ cháy nổ cho các thiết bị khác.
1.1. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi viết tắt là VOC (Volatile Organic Compound) có gốc Carbon và liên kết với các nguyên tố khác tạo thành hợp chất hữu cơ.
VOCs có thể tồn tại ở dạng rắn và lỏng dễ dàng bay hơi ngay ở điều kiện bình thường (25 ̊C, 1 atm).
Benzen (C6H6)
Là một hydrocarbon thơm, trong điều kiện bình thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy.
Benzen có thể khiến tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu, có thể dẫn đến thiếu máu.
Nó cũng có thể gây chảy máu quá nhiều và có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễm trùng.
Formaldehyd (CH2O)
Ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh. Nó là anđêhít đơn giản nhất, rất dễ hòa tan trong nước.
Formaldehyde giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, vì thế dung dịch của formaldehyde trong nước thông thường được sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật.
Nó cũng được sử dụng như là chất bảo quản cho các vaccine. Trong y học, các dung dịch formaldehyde được sử dụng có tính cục bộ để làm khô da, chẳng hạn như trong điều trị mụn cơm.
Các dung dịch formaldehyde được sử dụng trong ướp xác để khử trùng và tạm thời bảo quản xác chết.
Tuy nhiên, phần lớn formaldehyde được sử dụng trong sản xuất các polymer và các hóa chất khác.
Khi kết hợp cùng với phenol, urea hay melamin, formaldehyde tạo ra các loại nhựa phản ứng nhiệt cứng.
Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải formaldehyde có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.
Trong cơ thể, formaldehyde có thể làm cho các protein liên kết không đảo ngược được với DNA.
Nếu bị phơi nhiễm một lượng lớn formaldehyde theo đường hô hấp trong thời gian sống có thể dẫn đến ung thư mũi và cổ họng.
Toluen (C6H5CH3)
Toluen là một Hydrocacbon thơm, ở dạng lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước, có mùi thơm, cay nồng.
Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính,…
Các dấu hiệu khi hít phải hơi Toluen là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Nếu tiếp xúc với toluen trong thời gian đủ dài, có thể bị bệnh ung thư.
Xylen (C6H4(CH3)2)
Xylen là nhóm 3 dẫn xuất của benzen là 3 đồng phân octo-, meta-, và para- của đimêtyl benzen.
Ở dạng lỏng Xylen không màu, không hòa tan trong nước, có mùi thơm, cay nồng, hòa tan trong các dung môi hydrocacbon thơm.
Phổ biến có trong keo, mực, thuốc nhuộm, sơn mài, thuốc tẩy, nguồn tiếp xúc lớn nhất là trong sản xuất và sử dụng xăng.
Ethanol (C2H5OH)
Còn được biết đến như là rượu etylic, hay cồn, là một hợp chất hữu cơ dễ cháy, không màu, vị cay, tan vô hạn trong nước
Ethanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng, và trong thời gian qua đã được sử dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp hàng loạt các mặt hàng hóa chất với sản lượng lớn khác.
Butyraldehyde hay Butanal (C3H7CHO)
Là một chất lỏng không màu, dễ cháy, có mùi khó chịu. Nó có thể trộn lẫn với hầu hết các dung môi hữu cơ.
Butanal được hình thành khi nướng thịt, đốt nến, đốt bếp lò hoặc châm thuốc lá
Dichlorobenzene (C6H4Cl2)
Có 3 đồng phân, là chất lỏng không màu này hòa tan kém trong nước nhưng có thể trộn với hầu hết các dung môi hữu cơ, dễ bắt cháy.
Có trong băng phiến và các chất khử mùi khác trong quần áo, trong thuốc trừ sâu, khử trùng chất thải…
Acetone ((CH3)2CO)
Là một chất lỏng dễ cháy, không màu và là dạng keton đơn giản nhất. Aceton tan trong nước,dễ bay hơi.
Aceton được dùng để pha loãng nhựa polyester, được sử dụng trong các chất tẩy rửa, dụng cụ làm sạch, Dùng để pha keo epoxy 2 thành phần, tẩy sơn móng tay hoặc giấy dán tường hoặc một số loại sơn nội thất.
Aceton rất hữu ích trong việc làm sạch kim loại trước khi sơn, và cũng dùng để loại bỏ nhựa thông sau khi hàn xong.
Aceton đã được nghiên cứu rộng rãi và thường được công nhận là có độc tính cấp tính và mãn tính thấp nếu bị uống hay hít vào.
Hít ở nồng độ cao (khoảng 9200 ppm) có thể gây kích ứng ở cổ họng trong khoảng 5 phút.
Hít ở nồng độ 1000 ppm sẽ gây kích ứng ở mắt và cổ họng trong vòng 1 giờ.
🚑 Khi hít nhiều hơi Aceton sẽ có dấu hiệu đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Metylen clorua (CH2Cl2)
Metylen Clorua là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi với mùi thơm nhẹ.
VOC này thường sử dụng trong chất tẩy sơn, dung môi aerosol và bình chữa cháy hóa học.
Các triệu chứng của việc tiếp xúc quá mức cấp tính với dichloromethan qua đường hô hấp bao gồm khó tập trung, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, tê, yếu đường hô hấp trên, mắt và kích ứng cơ thể.
Hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bao gồm nghẹt thở, mất ý thức, hôn mê và tử vong.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của hơi hợp chất hữu cơ nói chung
⚠ VOCs không chỉ làm gây ô nhiễm môi trường mà còn là nhân tố tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
VOC có thể có ảnh hưởng sức khỏe như kích thích mũi, họng và mắt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, phản ứng dị ứng da, tổn thương các cơ quan nội tạng như gan và thận, ung thư,…
Mức độ ảnh hưởng của VOCs đến sức khỏe tùy thuộc vào thời gian và nồng độ mà bạn tiếp xúc.
🚑 Các biểu hiện chung gặp phải ngay sau khi tiếp xúc hơi VOCs
– Tổn thương đường hô hấp: Đau mắt, dị ứng mũi, đau họng, bệnh xoang…
– Đau đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn.
– Thở khó khăn, gấp rút, hay hụt hơi, làm trầm trọng hơn tình trạng hen suyễn.
🚑 Nếu tiếp xúc lâu và kéo dài có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng như:
– Tổn thương hệ thần kinh, hệ sinh sản, gan, thận.
– Nguy cơ ung thư.
– Kéo theo nhiều biến chứng, bệnh nguy hiểm khác.
1.2. Hơi axit
Hơi axit là loại hơi sinh khi các axit bay hơi ở một điều kiện nhiệt độ, áp suất và nồng độ nhất định, tùy thuộc vào mỗi loại axit.
Trong quá trình sản xuất các axit vô cơ và hữu cơ ở điều kiện thông thường sẽ bay hơi một phần.
🚑Tiếp xúc hơi axit gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ở nhiều dạng khác nhau bao gồm các bệnh về hô hấp, làm tê liệt hóa các chức năng của hệ thần kinh trung ương, ngoài ra còn có các vấn đề về tiêu hóa.
🚑Tiếp xúc nhiều với hơi axit có thể bị nhiễm độc, gây ra bệnh viêm dạ dày, bệnh viêm phế quản kinh niên, bệnh viêm da và giảm thị giác.
🚑Do tác dụng kích thích cục bộ, hơi axit hấp thụ vào nước trong cơ thể sẽ gây bỏng, sưng tấy, tụ máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới phổi bị mọng nước.
🚑Dấu hiệu nhận biết khi hít phải hơi axit là có cảm giác đau rát họng, khô họng, nhuốt nước bọt có vị chua gắt, khó thở…tùy theo mức nồng độ hít phải.
1.3. Hơi thực phẩm
Hơi thực phẩm là loại hơi phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm.
Đa số hơi thực phẩm không độc, nhưng nó có mùi khó chịu, ảnh hưởng tới môi trường lao động.
🚑 Một số quá trình chế biến thực phẩm có thể phát sinh mùi chứa các hợp chất hóa học gây bệnh về hô hấp, thậm chí có thể gây ung thư vì hơi này dễ gây nấm mốc.
2. Phương pháp xử lý hơi hóa chất, thực phẩm
Xử lý hơi hóa chất, thực phẩm cần nắm rõ thành phần, tính chất của các loại hóa chất đó.
Mỗi loại hóa chất sẽ có mức độ bay hơi, độ hòa tan, khả năng phản ứng khác nhau.
Thông thường dể xử lý hơi hóa chất, thực phẩm ta thường sử dụng phương pháp hấp thụ và hấp phụ.
♻ Một số chất VOCs khó hấp thụ và hấp phụ, khi đó ta có thể dùng thêm phương pháp thiêu đốt hoặc phương pháp UV.
⚠ Tuy nhiên cần lưu ý phương pháp thiêu đốt và UV sẽ tạo thành CO2 và H2O, nhiệt lượng dư thừa khó thu hồi để tận dụng nhiệt cho các quá trình sản xuất khác.
🔋 Do đó cần tính toán thiết kế hệ thống phù hợp và tối ưu nhất.
Navis Group với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn sâu rộng, nhiều kinh nghiệm sẽ đáp ứng mọi yêu cầu từ Quý khách!
Một số quá trình xử lý hơi hóa chất, thực phẩm nói chung như sau:
♻ Hơi hóa chất → Hấp phụ → Quạt hút → Ống khói
♻ Hơi hóa chất → Tháp hấp thụ → Quạt hút → Ống khói
♻ Hơi hóa chất → Tháp hấp thụ → Hấp phụ → Quạt hút → Ống khói
♻ Hơi hóa chất → Tháp hấp thụ → Hấp phụ → UV → Quạt → Ống khói
♻ Hơi hóa chất → Thiêu đốt(ROT) → Tháp hấp thụ → Quạt → Ống khói
♻ Hơi hóa chất → Tháp hấp thụ → Hấp phụ → Thiêu đốt(RTO) → Quạt → Ống khói