Lò hơi đốt đa nhiên liệu được sử dụng để cấp hơi với công suất lớn cho các nhà máy công nghiệp, các hệ thống sưởi, sấy, bể bơi, spa, thiết bị nấu bằng hơi, các nhà máy dệt may, nhuộm, hóa chất, cao su, điện tử…
Lò hơi có thể đốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau với đa dạng kích thước của nhiên liệu.
Điều khiển tự động, dễ vận hành, bảo trì bảo dưỡng.
Lò hơi điện được sử dụng để cung cấp hơi với công suất nhỏ, nơi có nguồn điện ổn định. Với ưu điểm đơn giản thuận tiện không phát sinh khí thải, vận hành đơn giản lò hơi điện được sử dụng phổ biến để cấp hơi cho các bếp ăn, spa, bể bơi, bể sục…
Lò hơi không phát thải khí thải ra môi trường, điều khiển hoàn toàn tự động, dễ vận hành bảo trì bảo dưỡng.
Bất kì cái gì bạn mong đợi với sự tự tin sẽ trở thành lời tiên [...]
03 Th12
Lò hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình cháy sẽ truyền cho nước trong lò để biến nước thành hơi. Nghĩa là thực hiện quá trình biến đổi năng lượng trong nhiên liệu thành nhiệt năng của dòng hơi.
Lò hơi là một thiết bị không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân, nền công nghiệp hiện đại. Không những nó được dùng trong các khu công nghiệp lớn như nhà máy nhiệt điện, nhà máy công nghiệp, mà nó còn đi sâu từng cơ sở kinh tế nhỏ, như nấu cơm, sấy, sưởi ấm v.v…
Trong nhà máy nhiệt điện, lò hơi là thiết bị lớn nhất vận hành phức tạp nhất. Nó có trình độ cơ khí hoá và tự động hoá cao, làm việc bảo đảm và hiệu suất tương đối cao. Nó có nhiệm vụ sản xuất hơi để cung cấp hơi chạy Tuabin.
Trong các lĩnh vực công nghiệp, lò hơi dùng để sản xuất hơi nước. Hơi nước sẽ làm chất trung gian tải nhiệt. Nó sẽ truyền nhiệt lượng cho sản phẩm cần gia nhiệt trong thiết bị trao đổi nhiệt. Việc dùng lò hơi để sản xuất hơi nước trung gian sau đó hơi nước gia nhiệt cho vật phẩm sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với dùng những thiết bị khác để gia nhiệt.
1. Phân loại lò hơi
1.1. Theo nhiệm vụ của lò hơi
Theo nhiệm vụ của lò hơi trong sản xuất ta có: lò hơi công nghiệp và lò hơi sản xuất điện năng.
Lò hơi công nghiệp phục vụ cho các quá trình công nghệ ở các nhà máy sản xuất công nghiệp (thường sản xuất hơi bão hoà, áp suất hơi không vượt quá 2,0Mpa, nhiệt độ t = 2500C). Lò hơi phục vụ cho sản xuất điện sản xuất hơi quá nhiệt, có công suất lớn, áp suất và nhiệt độ hơi cao, thường lớn hơn 2,0Mpa và trên 3500C.
1.2. Theo chế độ đốt nhiên liệu trong buồng lửa
Lò ghi thủ công, lò ghi nửa cơ khí, lò ghi cơ khí (ghi xich), lò phun nhiên liệu lỏng, lò phun nhiên liệu khí, lò phun bột than thải xỉ khô hay thải xỉ lỏng, lò buồng đốt xoáy, lò buồng lửa tầng sôi.
1.3. Theo chế độ tuần hoàn của nước trong lò
Lò tuần hoàn tự nhiên, lò tuần hoàn cưỡng bức, lò trực lưu.
Tuy nhiên cách phân loại này chỉ thể hiện một vài đặc tính nào đó của lò hơi nên thực tế khi gọi tên lò hơi thường người ta kết hợp nhiều kiểu phân loại.
2. Nhiên liệu
Nhiên liệu là những vật chất khi cháy phát ra ánh sáng và nhiệt năng. Trong công nghiệp thì nhiên liệu phải đạt các yêu cầu: Có sẵn trong tự nhiên với trữ lượng lớn, dễ khai thác, giá thành rẻ, khi cháy không sinh ra các chất gây nguy hiểm.
Nhiên liệu có thể phân thành hai nhóm chính: nhiên liệu vô cơ và nhiên liệu hữu cơ.
2.1. Nhiên liệu hữu cơ
Nhiên liệu hữu cơ là nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên do quá trình phân hủy hữu cơ tạo thành. Nhiên liệu hữu cơ thường dùng trong lò hơi công nghiệp và năng lượng có 3 loại:
Nhiên liệu rắn: theo tuổi hình thành nhiên liệu ta có gỗ, than bùn, than nâu, than mỡ, than đá, nửa antraxit và antraxit (cám).
2.2. Nhiên liệu vô cơ
Nhiên liệu vô cơ là nhiên liệu hạt nhân, được dùng trong các lò hơi của nhà máy điện nguyên tử. Nó sinh nhiệt do phản ứng phân hủy hạt nhân của một số đồng vị các nguyên tố nặng như: đồng vị của uran U235 ; đồng vị của uran U238 tạo ra prôtn P238. Khả năng toả nhiệt của nhiên liệu hạt nhân rất lơn, có thể đạt 8.1010 kj/kg.
1-thân lò; 2- ống lò (thân trong); 3- buồng lửa; 4- tấm chắn khói; 5- chùm ống nước; 6-tấm chắn khói; 7- mặt sàng trên; 8- ống khói; chóp đỉnh lò; 10- van an toàn; 11- hộp giữ van an toàn; 12- tấm điều chỉnh khói; 13- ống thuỷ; 14- cửa vệ sinh; 15- cửa cấp nhiên liệu; 16- ghi lò; 17- bệ lò; 18- cửa vệ sinh ống nước; 19- cửa vệ sinh mặt sàng trên;20- ống thủy tối; 21-áp kế; 23- cần điều chỉnh khói; 24- van chặn; 25- van một chiều;
4.2. Lò hơi nằm ngang ống lò ống nước
1- thân ngoài; 2- ống lò (thân trong); 3- tấm chắn khói;4- ghi lò; 5- chùm ống nước; 6- bao hơi; 7- nắp trước; 8-nắp sau;9- ống khói; 10- đế lò; 11- áp kế; 12- đường lấy hơi ra; 13- van an toàn; 14- van xả đáy
4.3. Lò hơi có hộp góp nước nghiêng
Có thể tăng bề mặt đốt chế tạo từ những ống có đường kính nhỏ và đặt dày trong đường khói;
Cho phép tăng đáng kể áp suất hơi vì các ống sinh hơi có đường kính bằng 50 -100 mm, và bao hơi lúc này không phải làm nhiệm vụ bề mặt đốt nữa nên có thể giảm đường kính từ 800 đến1500 mm;
Giảm rất nhiều lượng kim loại tiêu hao cho lò, suất tiêu hao kim loại giảm từ 8 – 10 tấn hơi/h đến 3-3,5 tấn hơi/h.