Bụi dệt may là một vấn đề phổ biến trong quá trình sản xuất của các nhà máy dệt may cần được xử lý. Bụi phát sinh trong nhiều công đoạn dệt may các loại vải, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà còn có thể gây ra cháy nổ nguy hiểm.
Dưới đây, Navis Group sẽ giới thiệu phương pháp xử lý bụi dệt may tốt nhất hiện nay mà bạn có thể áp dụng để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới môi trường làm việc.
1. Quy trình sản xuất dệt may cơ bản
Trong một nhà máy dệt may, tùy thuộc vào quy mô và mức đầu tư mà nhà máy sẽ được trang bị máy móc thiết bị phù hợp để đáp ứng các yêu cầu sản xuất đặt ra.
Thông thường quá trình sản xuất sẽ được phân chia thành nhà máy dệt và nhà máy may để tối ưu hóa hiệu quả và phù hợp quy mô. Tuy nhiên cũng có thể kết hợp cả quá trình dệt và may thành một dây chuyền khép kín để tối ưu hóa phù hợp công nghệ.
Tùy theo sản phẩm cuối là gì mà một nhà máy dệt may thường có quy trình sản xuất như sau:
🏦 Sợi nguyên liệu → Dệt → Cắt → May → Kiểm tra → Đóng gói → Thành phẩm
Trong đó, các quá trình Dệt, Cắt, May là các quá trình chính phát sinh bụi. Ngoài ra bụi phát sinh trong nhà máy dệt may còn bao gồm bụi do lò hơi, lò đốt vải vụn hoặc các quá trình phụ trợ cho công đoạn dệt may chính.
2. Ảnh hưởng của bụi vải tới sức khỏe con người
Ngành dệt may là một trong những ngành có tỷ lệ sử dụng lao động trong quá trình sản xuất lớn nhất. Con người tham gia trực tiếp vào nhiều công đoạn của nhà máy, chính vì vậy nếu hít phải một lượng bụi nhất định sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bụi vải là một loại bụi mịn, khối lượng riêng nhỏ, dễ bắt cháy, có khả năng lơ lửng cao trong không khí do đó có thể khuếch tán rất xa trong nhà máy. Khi người lao động hít phải bụi này, nó sẽ thâm nhập vào sâu trong phổi gây nên tình trạng khó thở, ngứa họng, đau rát, viêm họng…
Nếu tiếp xúc thời gian lâu với nồng độ bụi cao có thể gây hen suyễn, viêm phế quản, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư…hoặc gây ra nhiều bệnh liên quan khác tới đường hô hấp, tim mạch…
Ngoài ra do tính dễ bắt cháy, khi bụi bám vào các bề mặt có nhiệt độ cao như động cơ điện, tủ điện, các thiết bị điện tử…sẽ rất dễ xảy ra cháy và phạm vi cháy sẽ lan rất rộng, nhanh và khó chữa cháy.
3. Phương pháp xử lý bụi dệt may tốt nhất hiện nay
Với đặc tính bụi mịn, nhẹ, dễ bắt cháy, khả năng phân tán cao và phát sinh tại nhiều vị trí máy móc khác nhau. Do đó, căn cứ theo quy mô nhà máy, công nghệ sản xuất ta có thể sử dụng phòng lắng bụi hoặc lọc bụi túi để xử lý hoàn toàn loại bụi trong nhà máy dệt may.
Thông thường, hầu hết các nhà máy sẽ sử dụng lọc bụi túi để lọc bụi. Với ưu điểm của lọc bụi túi là thiết bị gọn nhẹ, vận hành hoàn toàn tự động, dễ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và có thể lắp đặt tại mọi vị trí trong nhà máy.
Quy trình hệ thống lọc bụi túi Navis cơ bản như sau:
♻ Nguồn phát sinh bụi → Chụp hút → Ống dẫn → Thiết bị lọc bụi túi → Quạt hút → Ống khói.
Loại túi lọc được sử dụng là loại chống tĩnh điện để đảm bảo an toàn cháy nổ, ngoài ra còn có nhiều bộ phận kiểm soát, điều khiển để tăng hiệu quả lọc bụi, tối ưu chi phí điện năng, đồng bộ với các thiết bị trong nhà máy.
Navis Group với năng lực chế tạo chuyên sâu, tối ưu chi phí đầu tư sẽ đáp ứng các yêu cầu mà Quý khách hàng đề ra.