Xử lý khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ
Xử lý khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ là công việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ an toàn môi trường.
Khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ là loại khí thải có chứa cả bụi, bụi mịn và các loại khí độc hại.
🔋Do đó tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất cụ thể mà tính toán thiết kế các thiết bị xử lý khí thải phù hợp và hiệu quả nhất.
1. Thành phần của khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ
Nhà máy điện tử khi sản xuất sẽ có rất nhiều công đoạn phát sinh bụi và khí độc hại.
Các loại bụi và khí này đều có thành phần hóa học phức tạp, nhiệt độ cao, dễ ngưng tụ…
Các loại bụi và hơi này nếu không xử lý triệt để thì sẽ lơ lửng như lớp sương bảo phủ bên trong nhà máy, khó thoát ra ngoài được.💭
1.1. Bụi, bụi mịn điện tử, bụi khói hàn
Bụi, bụi mịn phát sinh trong các quá trình cắt, khắc, hàn, tẩy rửa linh kiện.
Các hạt bụi này có kích thước rất nhỏ, từ 0.2 đến 3 micromet.
Bụi điện tử gồm cả bụi kim loại, phi kim, oxit kim loại, hợp chất…
Bụi kim loại như: Fe, Mg, Cu, Al, Inox, Pb, Zn, Sn, Ag…và các hợp chất của chúng.
Bụi phi kim, á kim như: Si, Tl, Po, Sb, Ge, As, S, P…và các hợp chất của chúng.
⚠ Các loại bụi này thường có khối lượng riêng lớn, ít bán dính và dễ bắt cháy.
1.2. Hơi hợp chất vô cơ, hơi axit, hơi bazo, khói hàn, khói mạ
Hơi hợp chất vô cơ, hơi axit, hơi bazo phát sinh trong các công đoạn tẩy rửa, làm sạch, gia nhiệt, sấy, đốt…
Các hơi này đa số nặng hơn không khí nên chúng thường lơ lửng, khó thoát ra ngoài xưởng.
⚠ Hơi các hợp chất này có tính ăn mòn, dễ bắt cháy, dễ đọng sương.
1.3. Hơi hợp chất hữu cơ
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) thường bay hơi trong các quá trình tẩy rửa, làm sạch, quá trình hàn và nhiều công đoạn khác.
Hơi hợp chất hữu cơ thường lơ lửng như làn khói trong nhà xưởng.💭
Hơi VOCs này có thể dễ gây cháy, gây ảnh hưởng đến nhiều công đoạn sản xuất khác.
2. Ảnh hưởng tới sức khỏe của khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ
Khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi trường.
Tùy theo nồng độ và thời gian tiếp xúc sẽ xuất hiện các triệu chứng và bệnh nguy hiểm như:
🚑Tổn thương đường hô hấp: Đau mắt, dị ứng mũi, đau họng, bệnh xoang…
🚑Đau đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn.
🚑Thở khó khăn, gấp rút, hay hụt hơi, làm trầm trọng hơn tình trạng hen suyễn.
🚑Các loại bệnh ngoài da, bệnh xương khớp, thậm chí gây ảnh hưởng cấu trúc ADN.
🚑Tổn thương hệ thần kinh, hệ sinh sản, gan, thận.
🚑Nguy cơ ung thư phổi, ung thư họng và nhiều loại ung thư khác.
🚑Kéo theo nhiều biến chứng, bệnh nguy hiểm khác.
3. Phương pháp xử lý khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ
Với tính chất nguy hại của nhiều thành phần bụi và khí, cần có một giải pháp tổng thể để xử lý các loại khí thải này. Yêu cầu chung như sau:
✅ Bố trí chụp hút, phễu thu hợp lý, đảm bảo thu gom được toàn bộ lượng khí thải phát sinh.
✅ Hệ thống đường ống đi gọn gàng, thẩm mỹ, không ảnh hưởng không gian làm việc.
✅ Thiết bị xử lý tập trung để dễ theo dõi, dễ kiểm tra và dễ xử lý khi có sự cố.
✅ Hệ thống điều khiển tự động, có thể kết nối với phòng điều khiển trung tâm.
✅ Thiết bị dễ vận hành, dễ bảo trì bảo dưỡng và thay thế.
✅ Hiệu quả xử lý cao, tối ưu chi phí đầu tư, chi phí vận hành.
Quy trình xử lý khí thải điện tử, khói hàn, khói mạ thường kết hợp nhiều thiết bị như sau:
♻ Khí thải → Cyclone tổ hợp → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Cyclone → Lọc bụi túi → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Venturi → Than hoạt tính → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Tháp hấp thụ → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Venturi – Tháp hấp thụ → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Venturi – Tháp hấp thụ → Hấp phụ than hoạt tính → UV → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Venturi → Than hoạt tính → UV → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Venturi – Tháp hấp thụ → UV → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Thiêu đốt (RTO) → Thu hồi nhiệt → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Thiêu đốt (RTO) → Tháp hấp thụ → Quạt → Ống khói
♻ Khí thải → Thiêu đốt (RTO) → Venturi – Tháp hấp thụ → Quạt → Ống khói