Tháp đĩa lỗ hấp thụ được ứng dụng cho khí có nhiều bụi, áp suất làm việc cao. Tuy nhiên hiệu quả tiếp xúc pha thấp hơn so với tháp đệm, chế tạo khó khăn và tốn chi phí hơn tháp đệm. Yêu cầu khi lắp đặt tháp đĩa cần đạt được sự cân bằng để đạt hiệu quả phân bổ dung dịch đồng đều trên khắp bề mặt của đĩa.
Tháp đĩa lỗ cấu tạo gồm nhiều đĩa bên trong, trên mỗi đĩa có lỗ tròn hoặc rãnh, chất lỏng chảy từ trên xuống, khí bụi đi từ dưới lên.
Tháp có nhiều kiểu thiết kế với kênh chảy chuyền hoặc không có kênh chảy chuyền. Tùy vào loại khí cần hấp thụ, nồng độ khí mà sẽ thiết kế kênh chảy chuyền phù hợp nhất. Chế độ làm việc hiệu quả nhất của tháp là chế độ sủi bọt.
Ứng dụng của tháp đĩa lỗ
– Tháp được dùng để hấp thụ với năng suất lớn, các chất khí khó hòa tan, khó hấp phụ, áp suất làm việc lớn.
– Được dùng xử lý khí thải trong các lò hơi, lò nung, lò đốt…
– Có chứa các khí SOx, COx, NOx, hơi axit…
– Hơi môi chất hữu cơ, mùi thực phẩm, khí có lẫn bụi.
– Kết hợp với thiết bị lọc bụi, hấp phụ trong một hệ thống xử lý khí thải.
Ưu điểm của tháp đĩa lỗ hấp thụ
– Có bề mặt tiếp xúc pha lớn, hiệu suất cao.
– Cấu tạo đơn giản hơn tháp đĩa chóp, trở lực trong tháp không lớn nên có thể kết hợp với nhiều thiết bị khác.
– Giới hạn làm việc tương đối rộng.
– Xử lý được khí có lẫn bụi, dung dịch hấp thụ linh hoạt thường là nước hoặc kiềm…
Hùng –
Cty cho hỏi tháp này chế tạo có đắt hơn tháp đệm không?
Cường –
Loại này ít phổ biến