Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người

Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe và tuổi thọ con người phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó độ sạch của môi trường không khí xung quanh là một trong những yếu tố quyết định chính.

Trong tất cả các loại nhu cầu vật chất hàng ngày cho cuộc sống con người thì nhu cầu về không khí sạch đặc biệt quan trọng trong suốt cuộc đời một con người.

Cơ thể con người có thể chịu đựng được 6 tuần không ăn, 6 ngày không uống nước nhưng chỉ kéo dài cuộc sống được 6 phút nếu không hít thở không khí.

Lượng khí mà cơ thể chúng ta cần cho hô hấp hàng ngày là 10 m3, do đó nếu trong không khí có lẫn nhiều chất độc hại thì phổi và cơ quan hô hấp sẽ hấp thu toàn bộ các chất độc hại đó, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng con người.

Sau đây Navis sẽ giới thiệu sơ bộ ảnh hưởng tới sức khỏe của các loại khí thải thường gặp nhất trong quá trình sản xuất công nghiệp. [Xem quy chuẩn về khí thải tại đây]

1. Cacbon monoxit – CO

ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe

1.1. Tính chất hóa lí cơ bản của khí CO

– Carbon monoxide đã được nhà hóa học người Pháp là de Lassone điều chế lần đầu tiên năm 1776 bằng cách đốt nóng Oxide kẽm (ZnO) với than cốc, nhưng ông đã sai lầm khi cho khí thu được là hydro do nó cũng cháy với ngọn lửa màu xanh lam.

– Sau này, nó được nhà hóa học người Anh là William Cruikshank xác định là một hợp chất chứa carbon và oxy năm 1800.

– Nhà sinh lý học người Pháp là Claude Bernard vào khoảng năm 1846 đã lần đầu tiên nghiên cứu kỹ lưỡng các thuộc tính độc hại của carbon monoxide.

Ông cho các con chó hít thở khí này và nhận ra rằng máu của chúng tại tất cả các mạch máu là đỏ hơn.

– Cacbon monoxit CO là loại khí độc không màu, không mùi, không gây kích ứng và dễ bắt cháy.

– CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của Cacbon và hợp chất của nó trong điều kiện thiếu khí và có hơi nước.

– Khối lượng phân tử 28.01 g/mol; tỷ trọng 1.145 kg/m3 (ở 25 độ C).

– Độ hòa tan trong nước 26 g/m3 (ở 0 độ C); Điểm sôi -192 độ C.

1.2. Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người do khí CO gây nên

– CO có phản ứng rất mạnh với hồng cầu trong máu và tạo ra cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể.

– Nồng độ chỉ khoảng 0,01% carbon monoxide trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.

– Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác thất thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê.

– Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.

– Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara…

– Có thể nói ngộ độc khí CO gây ra một cái chết “ngọt ngào” vì nó đưa cơ thể chìm dần vào hôn mê và ngưng thở.

2. Nito oxit – NOx

ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe của khí NOx

2.1. Tính chất hóa lí cơ bản của khí NOx

– Có tất cả 6 loại Nito oxit: N2O – đinitơ oxit; NO – Nito monoxit; NO2 – Nito dioxit; N2O3 – đinitơ trioxit; N2O4 – đinitơ tetraoxit và N2O5 – đinitơ pentaoxit.

Trong đó NO2 là đáng chú ý nhất do những nguyên nhân sau đây:

– Tất cả các loại nito oxit NOx đều có tác động trong môi trường không khí giống như NO2.

– NO2 được xem là hợp chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím hydrocacbon trong khí thải của máy móc dẫn đên muội khói và gây oxy hóa mạnh.

– NO2 được hình thành như sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt nhiên liệu trong các loại động cơ đốt trong cung như trong các lò nung, lò đốt.

– Về mức độ độc hại thì NO2, NO, N2O5 là đáng quan tâm hơn cả.

– NO2 có khối lượng phân tử 46 g/mol khiến nó nặng hơn không khí; khối lượng riêng 1.88 g/dm3.

– NO2 có màu nâu đỏ và mùi gắt đặc trưng. Khí NO2 khi trời mưa có thể tạo thành axit HNO3.

2.2. Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người do khí NO2 gây nên

– Trước hết, khi bị ngộ độc NO2 thì sẽ có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như khó thở, thấy nhoi nhói ở phần hầu …

Tiếp theo, Nitrite sẽ oxy hóa hemoglobin trong hồng cầu tạo ra methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy và tiếp tục chuyển thành methemoglobiamin là một hợp chất ngăn chặn việc liên kết và vận chuyển Oxy vì vậy gây bệnh thiếu Oxy.

– Nồng độ NO2 ở vào khoảng 50 – 100 ppm dưới 1h rất có thể sẽ gây viêm phổi trong 6 – 8 tuần.

– Nồng độ NO2 ở vào khoảng 150 – 200 ppm dứơi 1h cũng sẽ gây phá huỷ dây khí quản và gây tử vong nếu thời gian nhiễm độc kéo dài 3 – 5 tuần.

– Nồng độ NO2 là 500 ppm hay có thể lớn hơn trong 2 – 10 ngày thì sẽ gây tử vong.

– Người ta cho rằng có thể một số hệ enzim của tế bào rất dễ bị phá huỷ bởi NO2.

– Hàm lượng Nitrit trong cơ thể cao sẽ gây ức chế oxi dẫn đến hiện tượng thiếu oxi trong máu, cơ thể thiếu oxi sẽ bị choáng váng và có thể ngất đi.

– Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

– Nitrit được khuyến cáo là có khả năng gây bệnh ung thư ở người do nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm mà con người ăn uống hàng ngày hình thành một hợp chất nitrosamine-1 là hợp chất tiền ung thư

2.3. Vai trò của khí NO

– NO là chất khí không màu, không bền trong không khí vì bị oxy oxy hóa ở nhiệt độ thường tạo ra nitơ dioxide (NO2) chất khí màu nâu đỏ.

– NO được tạo ra từ năng lượng sấm sét. Khi đó, không khí xung quanh khu vưc sấm sét nóng đến hơn 2000 °C

– NO được ứng dụng trong lĩnh vực y tế để Đánh giá tình trạng viêm đường dẫn khí ở bệnh nhân hen, Đánh giá sự kiểm soát hen, Giúp tiên đoán sự đáp ứng với corticoid.

3. Khí Sunfurơ – SO2

ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe của SO2

3.1. Tính chất hóa lí cơ bản của khí SO2

– SO2 là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường rất đáng kể.

– SO2 có mùi hăng khét ngột ngạt thường được mô tả là “mùi hôi của lưu huỳnh bị đốt cháy”.

– SO2 là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí.

– SO2 có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong, làm mất màu dung dịch brom và làm mất màu cánh hoa hồng, SO2 dễ hòa tan và hấp thụ trong nước.

3.2. Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người do khí SO2 gây nên

– SO2 được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp.

– Tùy theo nồng độ mà cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau như:

+ Với nồng độ thấp (1-5 ppm) gây Co thắt tạm thời các cơ mềm của khí quản.

+ Với nồng độ cao hơn, SO2 gây tiết dịch nhầy và viêm tấy thành khí quản, gây khó thở.

+ Nếu tiếp xúc lâu gây giảm nhạy cảm với mùi.

4. Khí Hidro Sunfua – H2S

ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe của H2S

4.1. Tính chất hóa lí cơ bản của H2S

– Khí H2S là loại khí không màu, dễ cháy và có mùi đặc trưng giống trứng thối.

– H2S  tan ít trong nước và hoạt động như một acid yếu, các dung dịch của nó là không màu.

– Có tính axit yếu và tính khử mạnh.

4.2. Tác hại đối với cơ thể người

– Ở nồng độ 10- 20 ppm khí H2S làm chảy nước mắt, viêm mắt.

– Khi hít thở phải H2S gây tiết dịch nhầy và viêm toàn bộ tuyến hô hấp.

– Ở nồng độ 150 ppm hoặc lớn hơn khí H2Ss gây tê liệt cơ quan khưu giác.

5. Khí Clo – Cl

ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe của khí Clo

5.1. Tính chất hóa lí của khí Clo

– Clo là khí có mùi xốc rất độc, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, hóa lỏng dưới áp suất 8 bar ở nhiệt độ phòng.

– Khí Clo màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy.

– Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34˚C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm.

– Clo là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít chlor và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít.

– Tác dụng với nước tạo dung dịch nước Clo.

– Tác dụng với dung dịch natri hydroxide NaOH tạo dung dịch nước Giaven.

5.2. Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người do khí Clo gây nên

– Nồng độ dưới 0.5 ppm có mùi nhẹ, không gây hại.

– Nồng độ 1-3 ppm mùi khó chịu, gây chảy nước mắt, nước mũi, viêm mắt, viêm mũi.

– Nồng độ 6 ppm gây viêm cổ họng.

– Nồng độ 40-60 ppm, tiếp xúc trong khoảng 30-60 phút có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng.

– Nồng độ 100 ppm có thể gây chết người.

– Nồng độ 1000 ppm gây chết người trong vài nhịp thở.

6. Khí Amoniac NH3

ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe của khí NH3

6.1. Tính chất hóa lí cơ bản của NH3

– Amoniac là một chất khí không màu, có mùi hăng đặc trưng (mùi khai).

– Amoniac là một chất thải nitơ phổ biến, đặc biệt là giữa các sinh vật sống dưới nước, và nó góp phần đáng kể vào nhu cầu dinh dưỡng của các sinh vật trên cạn bằng cách đóng vai trò là tiền chất của thực phẩm và phân bón

– Amonia vừa có tính ăn mòn vừa nguy hiểm ở dạng đậm đặc

– NH3 sôi ở -33,34 ℃ ở áp suất tiêu chuẩn và đóng băng thành tinh thể trắng ở −77,7 °C , do đó chất lỏng phải được bảo quản dưới áp suất hoặc ở nhiệt độ thấp.

6.2. Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người do khí NH3 gây nên

– Nếu nồng độ 5-10 ppm hít nhiều amonia sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng).

– Khí amoniac ở nồng độ 150-200 ppm gây ức chế thần kinh tạo nên cảm giác khó chịu cáu gắt.

Triệu chứng: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè, khó thở, ho ra máu, co giật cùng các biểu hiện:

+ Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, sứt môi .

+ Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc.

+ Thần kinh: Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ.

+ Da: Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.

+ Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiệm trọng, nôn.

– Ở nồng độ 400-700 ppm gây viêm mắt, mũi, tai và họng rất nghiêm trọng.

– Ở nồng độ lớn hơn 2000 ppm gây cháy bỏng da, ngạt thở và tử vong trong vài phút.

7. Khí Ozon – O3

O3

7.1. Tính chất hóa lí cơ bản của O3

– Ozon là một chất khí màu xanh lam nhạt, có mùi hăng đặc biệt.

– Ozon được hình thành từ đioxit do tác động của tia cực tím (UV) và phóng điện trong bầu khí quyển Trái Đất.

– Ozon được biết đến do khả năng hấp thụ bức xạ UV-B

– Mùi của ozon gợi nhớ đến clo và nhiều người có thể phát hiện được ozon ở nồng độ nhỏ nhất là 0,1 ppm trong không khí.

7.2. Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người do khí Ozone

– Phần lớn sự hấp dẫn của ozon dường như đến từ mùi “tươi” của nó, gợi lên các mối liên hệ với đặc tính làm sạch.

– Ozone gây kích ứng và phù phổi, và tử vong nếu hít phải ở nồng độ tương đối mạnh bất cứ lúc nào.

– Ozone có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi nhanh tróng hơn so với Sunfurơ, gây viêm mắt, khô cổ họng, đau đầu, loạn nhịp thở.

Navis Group đã tổng hợp những ảnh hưởng tới sức khỏe con người do một số loại khí thải phổ biến gây nên.

Mỗi loại khí thải sẽ có phương pháp và thiết bị xử lý khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, quy mô nhà máy mà ta sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Navis Group với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm triển khai nhiều dự án sẽ tư vấn, thiết kế, chế tạo những sản phẩm phù hợp với giá thành cạnh tranh nhất thị trường.

Hotline: 0984 826 692

Email: info@navisgroup.vn

Baner Navis Industrial

3 bình luận về “Ảnh hưởng của khí thải tới sức khỏe con người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *