Luật rủi ro

Rủi ro là hiển nhiên trong bất kì sự đầu tư về thời gian, tiền bạc hay tình cảm nào.

Rủi ro là một mặt không thể tránh được và không thể trốn thoát được của cuộc sống. Chúng ta luôn luôn hành động, bằng mọi cách có thể, để giảm rủi ro. Ví dụ, đây là mục đích tổng thể của ngành công nghiệp bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ đơn giản là một cách khắc phục rủi ro bằng cách thu tiền đóng bảo hiểm của rất nhiều người để bù đắp những thiệt hại cho một số nhỏ những người gặp phải rủi ro trong số đó. Trong mọi quyết định về mua bán, khách hàng đang tìm mọi cách có thể để giảm rủi ro và không chắc chắn có thể có trong việc mua bất kì thứ gì từ bất kì ai.

Hệ quả thứ nhất của Luật rủi ro là

Mức độ thành công trong nghề bán hàng của bạn chính xác bằng mức độ bạn có thể thiết lập bản thân mình  như là một người cung cấp có mức độ rủi ro thấp về các sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong việc bán hàng và một ý tưởng mà bạn phải phấn đấu trong tất cả những nỗ lực bán hàng của mình. Một khi các khách hàng đã quyết định rằng họ muốn mua sản phẩm hay dịch vụ mà bạn bán, điều đó không có nghĩa là bạn đã thành công trong thương vụ bán hàng đó. Sau đó bạn phải thuyết phục họ rằng trong tất cả các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ như của bạn, các khách hàng sẽ được hưởng mức độ cao nhất của sự an toàn và chắc chắn, và mức độ rủi ro thấp nhất, nếu họ mua chúng từ bạn.

Thường thì lý do mà bạn không thể đi đến đích trong một thương vụ bán hàng là bởi vì khách hàng không cảm thấy được đảm bảo trong những lời hứa của bạn liên quan đến sự sử dụng, thưởng thức, dịch vụ và bảo trì hậu mãi đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Thuyết phục khách hàng rằng đây là một quyết định an toàn và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn.

Hệ quả số 2 của Luật rủi ro là

Chướng ngại chủ yếu đối với việc mua bất kì thứ gì đó là sự  e sợ thất bại, sự e sợ mắc sai lầm trong quyết định mua.

Sự e sợ thất bại là một trong những trở ngại lớn nhất đối với hành động của con người. E sợ mắc phải một sai lầm về mua hàng xuất phát từ những kinh nghiệm ở trên. Có lẽ một khách hàng mua một sản phẩm không hoạt động hoặc tậu một sản phẩm hay dịch vụ mà cuối cùng hóa ra quá đắt. Vị khách hàng đó có thể đã mua một cái gì đó dẫn đến bị phê bình hay cảm thấy lố bịch. Người khách hàng này có lẽ đã mua một sản phẩm bị vỡ hỏng hay không thể sửa chữa được.

Mọi người đều có những kinh nghiệm tồi tệ về mua sắm. Và kết quả là mọi người có lý do để cảnh giác và sợ sệt về sự lặp lại những kinh nghiệm đó. Sự sợ hãi này là một chướng ngại lớn mà bạn phải vượt qua trước khi bạn bán bất cứ cái gì.

Hệ quả thứ ba của Luật rủi ro là

Mọi việc bạn làm trong một cuộc phỏng vấn bán hàng hoặc là tăng hoặc giảm sự nhận thức về rủi ro và sự sợ hãi thất bại.

Khi bạn mời mọi người mua một cái gì đó, bạn đang yêu cầu người ta đưa ra một quyết định, đặt bản ngã của họ lên bàn cân. Bạn đang yêu cầu họ từ bỏ tiền bạc và những trò may rủi của mình để nhận lấy một cơ hội mà bạn sẽ mang đến đúng như lời hứa của mình. Vì những lý do này, và rất nhiều lý do khác nữa, quyết định mua phải chịu trách nhiệm với cảm xúc. Mọi việc bạn nói và làm đều rất quan trọng. Nó thêm vào hoặc bớt đi sự nhận thức của khách hàng về rủi ro và không chắc chắn.

Trong bất kì tình huống bán hàng nào, và đặc biệt là trong một thương vụ bán hàng lớn, chẳng có gì là trung tính hết. Mọi thứ đều có vai trò của nó. Mọi thứ bạn nói hoặc là chuyển bạn về phía thương vụ, hoặc là kéo bạn ra khỏi thương vụ đó.

Đừng bao giờ cho phép bạn nói một cách xa xỉ rằng: Điều đó không có vấn đề gì”. Mọi việc đều tạo nên vấn đề. Tất cả mọi thứ đều đóng vai trò. Mọi việc hoặc là thêm vào hoặc là lấy đi. Nó hoặc là giúp hoặc là phá hỏng. Trách nhiệm của bạn là đảm bảo rằng mọi việc bạn nói hay làm đều hữu ích trong một phương diện nào đó rằng nó làm giảm nhận thức về rủi ro và tăng cảm giác của khách hàng về sự an toàn trong việc mua từ bạn.

Làm thế nào bạn có thể áp dụng Luật này ngay lập tức:

1.   Nghĩ về những rủi ro mà một khách hàng thông minh có thể nhận thức được trong việc mua sản phẩm của bạn và nhận được lợi nhuận mà bạn đã hứa sẽ nhận được khi bỏ số tiền tương đương ra. Bạn sẽ làm gì để giảm sự nhận thức rủi ro này?

2.   Hỏi trực tiếp các khách hàng xem họ nhìn thấy những rủi ro gì khi mua từ bạn. Bạn có thể làm gì để bù đắp những rủi ro đó và làm cho khách hàng của bạn cảm thấy thoải mái hơn trong việc đưa ra quyết định mua?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *