Phương pháp xử lý mùi sơn

phuong-phap-xu-ly-mui-son

Phương pháp xử lý mùi sơn sẽ được Navis Group giới thiệu sơ bộ trong bài viết sau tới Quý khách hàng, giúp Quý khách có góc nhìn tổng quát về sơn và phương pháp xử lý mùi sơn.

1. Phân loại sơn

1.1. Phương thức tạo thành màng sơn

Màng sơn là lớp vật chất còn lại bao phủ lên bề mặt vật liệu khi được sơn, có tác dụng bảo vệ vật liệu và trang trí.

Có hai phương thức tạo thành màng sơn:

– Tác dụng vật lý: Nhờ sự bay hơi của dung môi, màng sơn khô.

– Tác dụng hóa học:

+ Loại trùng hợp oxi hóa: Thực hiện theo hai bước. Bước một dung môi bay hơi, bước hai là phản ứng trùng hợp oxi hóa và tạo thành màng sơn.

Ví dụ: Sơn Phenofocmaldehit, sơn Alkyd…

+ Loại trùng hợp sấy: Phải trải qua tác dụng của nhiệt độ để sấy tạo ra phản ứng trùng hợp từ đó hình thành màng sơn.

Ví dụ: Sơn Alkyd, sơn Alkyd gốc amin, sơn silicon…

+ Loại đóng rắn nhờ vào chất đóng rắn: Tạo thành màng sơn nhờ vào chất đóng rắn.

Ví dụ: Sơn Epoxy, sơn poli amin…

mùi sơn

1.2. Các loại sơn

Có rất nhiều loại sơn với tính chất khác nhau. Do đó có thể lấy theo tên chất tạo màng làm cơ sở phân loại sơn(chất tạo ra màng phủ lên bề mặt vật liệu).

Tuy nhiên trong thực tế ta thường quen gọi tên theo mục đích sử dụng để thuận tiện như:

Sơn tĩnh điện, sơn cách điện, sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn Alkyd, sơn Epoxy, sơn một thành phần, sơn hai thành phần, sơn lót, sơn chống rỉ, sơn PU, sơn chịu nhiệt, sơn tàu biển, sơn ô tô, sơn chống cháy…

Mỗi nhà sản xuất sơn sẽ có bảng thông số kỹ thuật phù hợp cho từng loại vật liệu được sơn.

xử lý mùi sơn

1.2.1. Bảng phân loại sơn

STTLoại SơnƯu điểmNhược điểm
1Sơn dầuChịu khí hậu tốt, dùng trong nhà và ngoài trời.  Khô chậm, tính năng cơ khí kém, không thể mài và đánh bóng.
2Sơn thiên nhiênKhô nhanh, sơn gầy cứng dễ đánh bóng, sơn béo chịu khí hậu tốt.  Khô chậm, tính năng cơ khí kém, không thể mài và đánh bóng.
3Sơn FenolfocmaldehitMàng cứng, chịu nước, chịu ăn mòn hóa học và cách điện.Dễ mất màu, màng sơn dòn.
4Sơn bitunChịu nước, chịu axit và cách điện.Màu đen, không thể chế tạo sơn màu, chịu ánh sáng kém.
5Sơn ankylChịu khí hậu tốt, bóng, bền.Màng sơn mềm, chịu kiềm yếu.  
6Sơn gốc aminĐộ cứng cao, chịu nhiệt, chịu kiềm, bóng và bám chắc.Ở nhiệt độ cao đóng rắn, màng sơn sấy dòn.
7Sơn gốc nitroKhô nhanh, chịu dầu, chịu mài mòn, chịu khí hậu tốt.Dễ cháy, không chịu ánh sáng tia tử ngoại, không chịu nhiệt độ trên 60 độ.
8Sơn nitroxenluloChịu khí hậu tốt, chịu ánh sáng tử ngoại, chịu kiềm.Độ bám yếu, chịu ẩm kém
9Sơn clovinylChịu khí hậu tốt, chịu nước, chịu ăn mòn hóa học, chịu dầu.Bám dính yếu, không thể đánh bóng, không chịu nhiệt độ trên 80 độ C.
10Sơn vinylĐàn hồi tốt, chịu mài mòn, chịu ăn mòn hóa học.Chịu dung môi, chịu nhiệt kém, không chịu ánh sáng.
11Sơn acrilaMàng sơn không màu chịu nhiệt, chịu khí hậu tốt, bền màu, chịu ăn mòn hóa học.Chịu dung môi kém.
12Sơn poliesteLượng chất rắn cao, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, cách điện.Độ bám dính yếu.
13Sơn epoxyBám dính tốt, chịu kiềm, dai, cách điện.Để ngoài dễ tạo bột.
14Sơn poliaminesteChịu mài mòn tốt, chịu nước, chịu ăn mòn, chịu nhiệt, cách điện.Khi phun gặp ẩm dễ nổi bọt, màng sơn dễ tạo bột, biến màu.
15Sơn siliconChịu nhiệt, bền trong không khí, khó biến màu, cách điện, chịu nước, khó lão hóa.Chịu xăng kém, có loại dòn.
16Sơn cao suChịu axit, chịu kiềm, chịu ăn mòn, chịu mài mòn, chịu nước.Dễ biến màu, không chịu ánh sáng.

2. Phương pháp xử lý mùi Sơn

Thông thường, trong quá trình sơn khô sẽ phát sinh ra các môi chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Lượng môi chất này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại sơn và công nghệ sơn.

Nếu sơn dạng bột sẽ phát sinh thêm cả bụi sơn cần thu hồi.

Các phương pháp xử lý mùi Sơn như: Phương pháp hấp thụ, phương pháp hấp phụ, phương pháp thiêu đốt hoặc kết hợp với việc xử lý bụi (đối với sơn tĩnh điện) để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ra môi trường.

Navis Group sau khi tiếp nhận thông tin sẽ đến khảo sát tổng thể và tư vấn trực tiếp tới Quý khách hàng.

2.1. Phương pháp hấp thụ

Hấp thụ là quá trình hút khí bằng chất lỏng, khí được hút gọi là chất bị hấp thụ, chất lỏng để hút gọi là dung môi (hay chất hấp thụ), khí không bị hấp thụ gọi là khí trơ. Quá trình hấp thụ được dùng để:

– Thu hồi các cấu tử quý.

– Làm sạch khí.

– Tách hỗn hợp khí thành từng cấu tử riêng biệt.

Quá trình hấp thụ phụ thuộc chủ yếu vào dung môi, do đó cần chọn dung môi theo những tính chất sau:

– Có tính chất hòa tan chọn lọc. nghĩa là chỉ hòa tan với một cấu tử, còn những cấu tử khác không có khả năng hòa tan hoặc hòa tan rất ít.

– Độ nhớt của dung môi phải bé, để giảm trở lực và tăng hệ số chuyển khối.

– Nhiệt dung riêng bé để tiết kiệm nhiệt năng khi hoàn nguyên dung môi.

– Có nhiệt độ sôi khác xa so với nhiệt độ sôi của cấu tử hòa tan.

– Có nhiệt đóng rắn thấp để tránh hiện tượng đóng rắn làm tắc thiết bị.

– Không tạo thành chất kết tủa khi hòa để tránh tắc thiết bị.

– Ít bay hơi để tránh tổn thất.

– Không độc và ăn mòn thiết bị

Tuy nhiên, trong thực tế không có dung môi nào đạt được tất cả các tiêu chuẩn đã nêu.

Các thiết bị hấp thụ thông dụng: Tháp đệm, tháp đĩa lỗ – đĩa lưới, tháp đĩa chóp, tháp phun…

Hệ thống xử lý mùi sơn

2.2. Phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là quá trình hút các chất trên bề mặt các vật liệu xốp nhờ các lực bề mặt. Các vật liệu xốp được gọi là chất hấp phụ, chất bị hút gọi là chất bị hấp phụ.

          Đối với khí, hấp phụ có tác dụng tương đương như hấp thụ. Tuy nhiên, hấp thụ là quá trình hút và hòa tan vào chất lỏng, còn hấp phụ thì chỉ hút trên bề mặt.

Hấp phụ xảy ra do lực hút tồn tại ở trên và gần sát bề mặt trong các mao quản. Mạnh nhất là các lực hóa trị, gây lên hấp phụ hóa học, tạo ra các hợp chất khá bền trên bề mặt, khó nhả hoặc chuyển phân tử thành nguyên tử gọi là hấp phụ hóa học.

Lực hấp phụ do lực hút phân tử Van der Waals tác dụng trong khoảng không gian gần sát bề mặt gọi là hấp phụ vật lý. Một hiện tượng thường xảy ra trong hấp phụ từ pha khí là ngưng tụ thành chất lỏng trong các mao quản nhỏ. Nó xảy ra dưới tác dụng của lục mao quản.

          Quá trình chuyển chất trong hấp phụ được xem như gồm ba giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất là khuếch tán từ môi trường lỏng đến bề mặt hạt chất hấp phụ. Giai đoạn này phụ thuộc tính chất vật lý và thủy động lực học chất lỏng.

+ Giai đoạn thứ hai là khuếch tán theo các mao quản đến bề mặt.

+ Giai đoạn cuối cùng là tương tác hấp phụ. Hai giai đoạn sau phụ thuộc vào các tính chất và cấu trúc hấp phụ.

2.2.1. Yêu cầu đối với các chất hấp phụ

– Có bề mặt riêng lớn.

– Có các mao quản đủ lớn để các phân tử hấp phụ đến được bề mặt, nhưng cũng cần đủ nhỏ để loại các phân tử xâm nhập, có tính chọn lọc.

– Có thể hoàn nguyên dễ dàng.

– Bền năng lực hấp phụ nghĩa là kéo dài thời gian làm việc

– Đủ bền cơ để chịu được rung động và va đập.

Các vật liệu hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính, Zeolite, Silicagel…Quá trình hấp phụ thường tỏa nhiệt và hiệu quả hấp phụ giảm nhanh chóng nếu nhiệt độ khí tăng cao.

Hệ thống xử lý khí- Mùi

3. Lựa chọn phương pháp xử lý mùi sơn

Đối với hầu hết các loại mùi sơn, phương pháp xử lý đạt hiệu quả và kinh tế nhất là kết hợp cả phương pháp hấp thụ (dùng nước hấp thụ) và hấp phụ (dùng than hoạt tính hấp phụ).

Thiết kế thiết bị phù hợp, đồng bộ, đảm bảo hiệu quả cũng như tối ưu chi phí đầu tư.

Navis Group với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn sâu rộng sẽ tư vấn cho Quý khách hàng giải pháp xử lý mùi sơn hiệu quả và phù hợp nhất.

2 bình luận về “Phương pháp xử lý mùi sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *