xử lý bụi gỗ, nhựa, giấy, bột đá, xi măng
1. Tổng quan về các loại bụi
1.1. Bụi gỗ và những ảnh của bụi gỗ hưởng tới sức khỏe
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2020 đạt 9,535 tỷ USD tăng 22,5% so với năm 2019; chiếm 77,22% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng so với tỷ trọng 73,67% của năm 2019.
Năm 2020, xuất khẩu G&SPG vươn lên đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam.
Các loại gỗ có trên thị trường gồm:
Gỗ tự nhiên
Gỗ ván dăm – MFC (Melamine Faced Chipboard)
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Gỗ ván ép (Plywood)
Gỗ ghép thanh (Finger joint)
Gỗ nhựa – WPC (Wood Plastic Composite)
💚Ảnh hưởng của bụi gỗ tới sức khỏe
Thành phần của bụi gỗ gồm các cellulose, hemicellulose, lignin và một số thành phần khác.
Bụi gỗ với nhiều kích cỡ khác nhau khi hít vào phổi sẽ xâm nhậm sâu tùy mức độ.
Đa số các loại bụi gỗ khi hít vào sẽ gây kích ứng, co thắt phế quản dẫn đến bệnh hen suyễn.
Bụi gỗ vào trong phổi gây tổn thương, xơ hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
Hít phải bụi gỗ trong thời gian dài làm suy giảm chức năng thông khí của phổi, giảm dung tích phổi, từ đó kéo theo nhiều bệnh khác.
1.2. Bụi nhựa và những ảnh hưởng của bụi nhựa tới sức khỏe
Nhựa là một loại vật liệu có nguồn gốc từ hợp chất hữu cơ. Được sản xuất bằng cách chuyển đổi các hydrocarbon (tổng hợp) từ dầu hoặc khí đốt thông qua các quá trình hóa học.
Các loại nhựa khác nhau có tính chất vật lý và hóa học khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc phân tử và quy trình sản xuất.
Thường phân loại nhựa thành hai loại là Nhựa nhiết dẻo và nhựa nhiệt rắn:
1.2.1. Nhựa nhiệt dẻo
Nhựa nhiệt dẻo là vật liệu được làm từ nhựa, khi nóng chảy tạo thành chất lỏng và sẽ đóng rắn khi làm nguội. Nhựa nhiệt dẻo có thể nóng chảy trở lại khi được gia nhiệt lần nữa.
Quy trình này có thể lặp lại nhiều lần trong khi nhựa nhiệt rắn thì không.
Nhựa nhiệt dẻo có thể tái chế.
Một số nhựa nhiệt dẻo phổ biến như:
– Acrylic (PMMA)
– Acrylonitrile butadiene styrene (ABS)
– Polyamide (PA)
– Polylactic acid (PLA)
– Polycarbonate (PC)
– Polyether ether ketone (PEEK)
– Polyethylene (PE)
– Polypropylene (PP)
– Polyvinyl chloride (PVC)
1.2.2. Nhựa nhiệt rắn
Nhựa nhiệt rắn được tạo ra bởi những liên kết chéo trong quá trình đóng rắn và quá trình đóng rắn này là không thể đảo ngược.
Nói cách khác, ban đầu chúng ở trạng thái lỏng nhưng khi vật liệu đã đóng rắn, chúng không thể nào nóng chảy trở lại như nhựa nhiệt dẻo được.
Nhựa nhiệt rắn không thể tái chế.
Một số nhựa nhiệt rắn phổ biến như:
– Cyanate ester
– Epoxy
– Polyester
– Polyurethane
– Silicone
– Cao su lưu hóa
💚Ảnh hưởng của bụi nhựa tới sức khỏe
Các hạt nhựa bao gồm các hạt nhựa siêu nhỏ và nano có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa, hít thở và hấp thụ qua da.
Bụi nhựa gây Stress, gây độc tế bào, thay đổi sự trao đổi chất và cân bằng năng lượng, phá vỡ chức năng miễn dịch, gây ung thư, vật trung gian truyền hóa chất và vi sinh vật độc hại.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất tái chế nhựa còn dùng rất nhiều loại hóa chất khác nên sẽ phát sinh cả khí độc hại.
1.3. Bụi giấy và những ảnh hưởng của bụi giấy tới sức khỏe
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp giấy có sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất như: Sản xuất bao bì, dùng trong bao gói sản phẩm…
Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như:
Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân.
💚Ảnh hưởng của bụi giấy đến sức khỏe
Cũng giống như bụi gỗ, bụi giấy với nhiều kích cỡ khác nhau khi hít vào phổi sẽ xâm nhậm sâu tùy mức độ.
Đa số các loại bụi gỗ khi hít vào sẽ gây kích ứng, co thắt phế quản dẫn đến bệnh hen suyễn.
Bụi gỗ vào trong phổi gây tổn thương, xơ hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
1.4. Bụi nghiền bột đá
Bột đá là loại sản phẩm được sản xuất chủ yếu yếu từ việc khai thác và sản xuất đá vôi. Bột đá có tên hóa học là CaCO3 (canxi cacbonat).
Trong tự nhiên bột đá tồn tại dưới dạng đá nguyên khai như đá cẩm thạch, đá phấn hay các loại đá vôi, bột đá chiếm 5% lớp vỏ của Trái Đất và được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề.
💚Ảnh hưởng tới sức khỏe của bột đá
Bột đá là tác nhân gây ra các bệnh về mắt, đường hô hấp, thính giác, ngoài da.
Bụi bột đá rất mịn, sẽ thâm nhập sâu vào trong phổi gây rất nhiều bệnh liên quan đến hô hấp.
Nếu có silic trong bột đá, khi gặp dịch vị của dạ dày, nó sẽ làm mất tính toan của dạ dày, làm giảm tác dụng tiêu hóa, giảm các hoạt tính của men tiêu hóa khiến cơ thể ấm ách khó chịu, gan và thận là hai bộ phận chịu ảnh hưởng.
1.5. Bụi xi măng
Xi măng là một loại khoáng chất được nghiền mịn và là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia.
Xi măng được ứng dụng rất rộng rãi trong xây dựng do ưu điểm thi công đơn giản, nguyên liệu ban đầu sẵn có, có tính chất cơ học tốt và tuổi thọ cao.
💚Ảnh hưởng của bụi xi măng đến sức khỏe
Tiếp xúc với da, bụi xi măng có thể gây kích ứng da nghiêm trọng.
Hít phải bụi xi măng có thể gây kích ứng cho mặt, mũi, họng và tổn thương hệ hô hấp.
Phổi bị phơi nhiễm silica gây các bệnh về phổi thậm chí ung thư phổi hoặc hít vào quá nhiều bụi xi măng có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
2. Các công đoạn phát sinh bụi
2.1. Công đoạn phát sinh bụi gỗ
Đối với mỗi loại gỗ sẽ có một quy trình sản xuất cụ thể. Thông thường bụi sẽ phát sinh trong các quá trình chế biến như khoan, cưa, bào, phay, tiện, chà nhám, đánh bóng…
Các máy chế biến gỗ này thông thường sẽ có sẵn các đầu hút đường kính từ 90 đến 150 mm để kết nối vào hệ thống hút lọc bụi.
Bụi gỗ có kích thước từ 1 đến 6 micromet tùy công đoạn sản xuất, bụi dễ bắt cháy, tính kết dính trung bình (nếu có lẫn kẽo thì dễ kết dính).
Đối với các quá trình trộn keo, ép, phủ nhựa sẽ có thể phát sinh thêm mùi. Do đó cần kết hợp với quá trình xử lý mùi và bụi để đảm bảo an toàn môi trường.
2.2. Công đoạn phát sinh bụi nhựa
Bụi trong sản xuất nhựa thường phát sinh ở nhiều công đoạn tùy thuộc vào loại nhựa sản xuất.
Nhưng chủ yếu trong quá trình trộn nguyên liệu (bột đá và phụ gia), quá trình nghiền, quá trình đúc, phun, ép, cắt tỉa bavia… và nhiều quá trình khác.
Bụi nhựa có kích thước trong khoảng từ 0.8 đến 6 micromet, có tính bám dính, khối lượng riêng nhỏ, khả năng bắt cháy mức trung bình.
2.3. Công đoạn phát sinh bụi giấy
Khói bụi trong nhà máy giấy thường phát sinh ở các khâu như: xẻ mảnh gỗ, nghiền bột giấy, đốt lò hơi bằng than, cắt xén giấy thành phẩm…đây là những loại bụi nhẹ và mịn thường bay lơ lửng trong không trung.
Bụi giấy có kích thước trung bình từ 1-6 micromet, khối lượng riêng nhỏ, tính kết dính trung bình, dễ hút ẩm và dễ bắt cháy.
2.4. Công đoạn phát sinh bụi bột đá
Bụi bột đá chủ yếu phát sinh ở công đoạn đập, nghiền, sàng, phân ly và đóng gói.
Bụi bột đá có kích thước rất mịn, từ 0.6 đến 5 micromet tùy theo yêu cầu sản xuất. Bột đá khối lượng riêng lớn, không bắt cháy, kết dính mức trung bình.
2.5. Công đoạn phát sinh bụi xi măng
Bụi xi măng phát sinh trong nhiều công đoạn, từ quá trình sản xuất đến sử dụng xi măng.
Bụi chủ yếu phát sinh trong quá trình đập, nghiền, sàng nguyên liệu, quá trình phối trộn phụ gia, nung Clinker, nghiền Clinker, đóng gói và vận chuyển.
Bụi xi măng có kích thước rất mịn, từ 0.6 đến 3 micromet nên sẽ lơ lửng được trong không khí.
Bụi xi măng có tính kết dính cao khi gặp ẩm, có khối lượng riêng lớn, khó bắt cháy.
3. Phương pháp xử lý bụi gỗ, nhựa, giấy, bột đá, xi măng
Các loại bụi gỗ, nhựa, giấy, bột đá, xi măng với đặc điểm chung là kích thước hạt bụi đa dạng, từ 0.6 đến 6 micromet.
Bụi sau khi xử lý cần được thu hồi để tái sử dụng, quá trính phát thải ở nhiều công đoạn.
Bụi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Do dó, phương pháp và thiết bị xử lý bụi gỗ, nhựa, giấy, bột đá, xi măng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
✅ Yêu cầu về phương pháp xử lý bụi gỗ nhựa, giấy, bột đá, xi măng
– Có khả năng xử lý bụi với kích thước hạt từ rất mịn đến trung bình.
– Có khả năng xử lý bụi có tính dễ bắt cháy, dễ kết dính.
– Có tính tổng thể, đồng bộ với các thiết bị dây chuyền sản xuất. Hệ thống gọn và thẩm mỹ.
✅ Yêu cầu về thiết bị xử lý bụi gỗ nhựa, giấy, bột đá, xi măng
– Hiệu quả thu hồi bụi cao, đáp ứng các quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường, y tế.
– Thiết bị cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và bảo trì bảo dưỡng.
– Có khả năng mở rộng công suất, kết nối đồng bộ nhiều thiết bị.
– Có khả năng tính hợp hệ thống vận hành, quan trắc, xử lý sự cố nếu được yêu cầu.
– Chi phí đầu tư phù hợp với từng loại hình sản xuất, quy mô dự án.
Nếu quá trình sản xuất chỉ phát sinh bụi, không phát sinh khí- mùi thì ta có thể phân loại theo kích cỡ hạt bụi để chọn thiết bị như sau:
– Đối với hạt bụi kích thước lớn hơn 5 micromet: Sử dụng Cyclone đơn, Cyclone tổ hợp hoặc Cyclone chùm để lọc thô.
– Đối với hạt bụi có kích thước từ 1 đến 5 micromet: Sử dụng lọc bụi túi vải để lọc, với tùy loại bụi có thể chọn loại vải chống tĩnh điện, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu nước, chịu dầu..
– Đối với hạt bụi có kích thước từ 0.2 đến dưới 1 micromet: Sử dụng lọc bụi tĩnh điện, lọc Cartridge.
Các thiết bị trên sẽ thu hồi bụi dưới dạng khô (ngoại trừ lọc tĩnh điện).
Nếu không yêu cầu về việc thu hồi bụi dưới dạng khô, ta có thể sử dụng các thiết bị lọc bụi ướt để kết hợp với quá trình hấp thụ xử lý được thêm một số loại khí mùi.
Với quá trình sản xuất nhựa, khí thải thường lẫn cả bụi và mùi do đó cần kết hợp thêm các thiết bị xử lý mùi tùy vào quá trình sản xuất cụ thể.
✅ Quy trình cơ bản xử lý bụi gỗ nhựa, giấy, bột đá, xi măng như sau:
♻Bụi → Cyclone tổ hợp → Quạt → Ống khói.
♻ Bụi → Cyclone đơn → Lọc bụi túi → Quạt → Ống khói.
♻ Bụi, khí → Cyclone chùm → Lọc bụi ướt → Quạt → Ống khói.
♻ Bụi, khí → Cyclone đơn → Venturi – Tháp đệm → Quạt → Ống khói.
♻ Bụi, khí → Cyclone đơn → Venturi – Tháp đệm → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt → Ống khói.
♻ Bụi, khí → Venturi – Tháp đệm → Hấp phụ than hoạt tính → UV → Quạt → Ống khói.
Navis Group với đội ngũ nhân sự có chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm triển khai nhiều dự án sẽ tư vấn cho Quý khách giải pháp tối ưu nhất.