Đá nhân tạo là loại vật liệu không thể thiếu, giúp thay thế hoàn toàn đá tự nhiên với nhiều tính chất ưu việt mà giá thành thấp hơn.
Navis Group sẽ giới thiệu tổng quát về công nghệ sản xuất đá nhân tạo cũng như quá trình xử lý khí thải trong quá trình sản xuất.
1. Các loại đá nhân tạo
Đá nhân tạo là vật liệu xây dựng thay thế các bề mặt đá tự nhiên được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó được cấu tạo từ đá nghiền liên kết với các chất kết dính như nhựa polymer.
Đá ốp lát nhân tạo được sản xuất với cốt liệu nhẹ để có trọng lượng nhỏ hơn so với đá tự nhiên. Trọng lượng nhẹ, dễ thi công và sự đa dạng của sản phẩm là những lợi thế quan trọng của vật liệu này.
Các thiết kế có thể là đá vuông, hình dạng không đều hoặc tròn, thậm chí là giả gạch. Mỗi thiết kế có thể được sản xuất trong một hoặc nhiều màu sắc, mang vẻ đẹp độc đáo, đa dạng và khắc phục được hầu hết các nhược điểm của đá tự nhiên.
Đá nhân tạo có đầy đủ hầu hết các tính chất vật lý như đá tự nhiên như độ cứng cao, độ bền, độ chống thấm nước…và có một số ưu điểm vượt trội hơn như là:
– Độ cứng cao hơn
– Màu sắc và hoa văn đa dạng hơn
– Đa dạng về chủng loại hơn
– Dễ thi công hơn
– Giá thành hợp lý hơn
Tích hợp nhiều ưu điểm cùng giá thành hợp lý đã khiến đây là vật liệu trang trí, thi công lý tưởng trong ngành xây dựng hiện đại.
- Thành phần, cấu tạo đá ốp lát nhân tạo
Có nhiều người thắc mắc đá nhân tạo làm từ gì? Loại vật liệu này được làm từ 3 nguyên liệu chính:
– Cốt liệu: Phần cốt liệu này thường là bột đá nghiền nhỏ hoặc đá viên nhỏ. Đây là vật liệu cơ bản nhất cấu thành đá nhân tạo, chiếm đến 90% khối lượng.
– Chất kết dính: Thường là nhựa polymer hoặc keo serin, keo gốc xi măng. Đây là những chất dùng để kết đinh cốt liệu lại với nhau và thường chiếm 7% khối lượng.
– Chất tạo màu: Thường là oxit sắt. Đây là màu hóa chất dùng để tạo màu cho đá nhân tạo, chiếm khoảng 3% khối lượng.
1.1. Đá nhân tạo gốc thạch anh
Đá nhân tạo gốc thạch anh có chứa đến hơn 90% cốt liệu là thạch anh tự nhiên, được kết dính bởi nhựa polymer cùng một số thành phần khác.
Ưu điểm: Do được sản xuất dựa trên công nghệ mới, vật liệu mới nên đá nhân tạo gốc thạch anh sở hữu màu sắc đa dạng, độ bền cao, khả năng chống thấm, chống xước cao hơn so với các loại đá tự nhiên khác.
1.2. Đá xuyên sáng Onyx nhân tạo
Đá xuyên sáng Onyx là một loại đá nhân tạo cấu tạo đặc biệt, cho phép nguồn sáng đi xuyên qua và khuếch tán ánh sáng.
Đá xuyên sáng Onyx nhân tạo được đúc từ hỗn hợp khoáng đá tự nhiên kết hợp keo đặc biệt có khả năng làm việc cao như keo polyester cao phân tử, hyroxit nhôm, chất tạo màu và một số phụ gia khác trên dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ rung ép vật liệu trong môi trường chân không.
Ưu điểm:
– Khả năng xuyên sáng vượt trội giúp tạo nên không gian sang trọng.
– Đá Onyx có đặc tính mềm, giòn, dễ vỡ và rạn nứt theo vân.
– Đá Onyx có nhiều lớp màu sắc khác nhau.
1.3. Đá Marble phức hợp
Đá marble nhân tạo được sản xuất từ bột đá thiên nhiên và bột tạo màu sắc trộn với polyester resin bão hòa theo một tỉ lệ đặc biệt tạo ra các sản phẩm đá marble nhân tạo có hình dạng giống đá granite tự nhiên.
Ưu điểm:
– Trọng lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng, phù hợp cho các thiết kế nhà cao tầng bị hạn chế nhiều về tải trọng.
– Độ cứng cao hơn gấp 3 lần so đá tự nhiên, chống cong vênh, hạn chế bể vỡ trong quá trình vận chuyển, lắp đặt và sử dụng.
– Không bị hoen ố và thay đổi màu.
– Dễ dàng khống chế được sự khác biệt màu sắc: Màu sắc và hoa văn của đá marble phức hợp giống nhau 100%, đảm bảo cho bề mặt sản phẩm có màu sắc và hoa văn đồng nhất.
– Cách âm, cách nhiệt tốt.
– Độ thấm nước thấp 0.13%.
1.4. Đá granite nhân tạo
Đá granite nhân tạo có cấu tạo gồm 70% trường thạch, 30% đất sét có độ bóng láng rất cao.
Ưu điểm:
– Đá được sấy khô ở nhiệt độ 1500°C nên hạn chế bị trầy xước so với đá granite tự nhiên.
– Màu sắc và vân đều màu.
– Độ bền cao hơn đá granite tự nhiên.
1.5. Đá nhân tạo Solid surface
Solid surface là một trong những loại đá nhân tạo cao cấp được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trong nội thất nhà bếp của các gia đình. Đây là loại đá nhân tạo được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Thành phần của loại đá này bao gồm ⅔ thành phần là bột đá tự nhiên, cộng với 1/3 keo Arcrylic (methyl methacrylate) và một số phụ gia khác có nguồn gốc từ dầu mỏ.
– Chống thấm nước, chống ố bẩn, chống bám vi khuẩn, chống tia cực tím.
– Bề mặt liền mạch, không mối nối từ đó tạo ra bề mặt bàn hoàn hảo, bóng mịn.
– Dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng.
– Khả năng ứng dụng đa dạng, linh hoạt.
– Màu sắc đa dạng, có nhiều màu vân để lựa chọn.
– Có thể uốn cong khi gia nhiệt giúp cho thiết kế đa dạng và độc đáo.
– Độ bền cao, giữ được màu sắc và hình dáng theo thời gian.
– Thi công dễ dàng.
– Chịu lực tốt, độ bền cao.
– Có thể sửa chữa và làm mới.
2. Công nghệ sản xuất đá nhân tạo
Công nghệ sản xuất đá nhân tạo cơ bản gồm các phương pháp sau đây:
2.1. Sản xuất bằng ép sống bột đá
Để sản xuất đá nhân tạo bằng phương pháp ép sống bột đá, người ta sẽ sử dụng bột đá tự nhiên, các chất phụ gia và phụ liệu. Các nguyên liệu này được đưa vào trong máy với lượng đã được tính toán chính xác. Sau quá trình ép, sản phẩm hoàn thành là khối đá nhân tạo.
Sản xuất đá nhân tạo bằng phương pháp ép bột đá sống có ưu điểm là nhanh chóng, thuận tiện và chi phí thấp hơn nhưng lại bộc lộ 1 số nhược điểm nhất định. Đá nhân tạo ra đời sẽ giòn, dễ bị gãy vụn và dễ bị thấm nước hơn.
2.2. Sản xuất bằng ép chín bột đá
Để khắc phục các nhược điểm của phương pháp ép sống bột đá, người ta sử dụng phương pháp sản xuất đá nhân tạo bằng cách ép bột đá chín. Bột đá khi nung ở nhiệt độ cao được kết hợp với keo và phụ gia với hàm lượng thích hợp. Hỗn hợp này được mix lại với nhau theo tỷ lệ chính xác sau đó có thể thêm màu sắc cho sản phẩm. Tiếp đến, quy trình hút chân không sẽ mang tới sản phẩm đá hoàn toàn không có lỗ rỗng. Sản phẩm có độ cứng cao cũng như hoàn toàn không bị thấm nước.
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất đá nhân tạo
Quy trình sản xuất đá nhân tạo chất lượng sẽ giúp mang lại sản phẩm hoàn hảo. Quy trình sản xuất đá nhân tạo gồm các bước cơ bản sau đây:
Kiểm tra nguyên vật liệu: Các nguyên liệu được sử dụng làm đá nhân tạo sẽ được kiểm tra đảm bảo chất lượng sau đó định lượng theo tỷ lệ chính xác. Quy trình này nhằm đảm bảo cho các nguyên liệu đầy đủ theo công thức đã được tính toán trước.
Trộn nguyên liệu: Nguyên liệu sau khi đã kiểm tra được đưa vào hệ thống trộn. Bước này sẽ giúp nguyên liệu trở nên đồng nhất so với các vật liệu thô ban đầu.
Tạo hình: Sau quá trình trộn, nguyên liệu được đưa đến khuôn tạo hình. Kích thước các khuôn này sẽ quyết định kích thước của tấm đá.
Dưỡng hộ: Sau quá trình rung ép, đá được chuyển vào lò dưỡng hộ. Quá trình này giúp thúc đẩy các liên kết hóa học phản ứng 100%.
Mài đá: Sau khi dưỡng hộ và ổn định 24 giờ, tấm đá sẽ được đưa qua dây chuyền mài.
Kiểm tra, phân loại: Bước cuối cùng chính là kiểm tra, phân loại, dán tem nhãn,… để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giúp cho khách hàng luôn nhận được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
3. Xử lý bụi, khí thải trong công nghệ sản xuất đá nhân tạo
Trong quá trình sản xuất đá nhân tạo sẽ phát sinh chủ yếu bụi ở nhiều công đoạn như: Quá trình nghiền bột đá, quá trình tạo hình và quá trình mài đá.
Quá trình xử lý yêu cầu thu hồi được lượng bụi để tái sử dụng, do đó cần một phương pháp xử lý bụi phù hợp.
Hệ thống xử lý bụi túi Navis đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu đặt ra với những ưu điểm sau:
– Chi phí đầu tư hợp lý, quá trình triển khai nhanh và đồng bộ.
– Xử lý hoàn toàn lượng bụi phát thải và thu hồi nguyên vẹn để tái sử dụng.
– Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, dễ bảo trì bảo dưỡng.
– Đường ống kết nối gọn gàng, không ảnh hưởng đến sự vận hành các thiết bị khác.
– Hiệu suất làm việc cao, tiết kiệm năng lượng, hoạt động bền bỉ theo thời gian.
– Thiết kế hệ thống thẩm mỹ, phù hợp không gian của nhà máy.
Giờ mới biết người ta sản xuất đá như nào. Thanks!