Hệ thống xử lý bụi công nghiệp là một tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ xử lý và thu hồi bụi trước khi thải ra môi trường.
Có nhiều phương pháp và thiết kế thiết bị xử lý bụi, Navis Group xin giới thiệu tổng quát về hệ thống xử lý bụi công nghiệp phù hợp với thực tiễn sản xuất.
1. Tổng quan về phát thải bụi
Về cơ bản bụi thường được phân loại theo kích cỡ hạt để thuận tiện cho việc lựa chọn phương pháp xử lý:
+ Bụi, bụi thô: Các hạt có kích thước lớn hơn 5 µm (Micromet): Bụi cát, bụi từ các quá trình đập, nghiền, sàng, phay, bào, tiện…
+ Bụi mịn: Các hạt có kích thước từ 1-5 µm: Bụi phát sinh từ các nhà máy gỗ, bột đá, nhựa, dệt may, xi măng, luyện thép…
+ Bụi siêu mịn: Các hạt có kích thước dưới 1 µm: Các loại khói hàn, khói thuốc lá, khói các quá trình đốt…
Bụi phát thải cần tuân thủ QCVN 19: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
2. Các nguồn phát thải bụi công nghiệp
Trong sản xuất công nghiệp, bụi phát sinh ở nhiều quá trình và các công đoạn khác nhau.
2.1. Trong quá trình xây dựng nhà máy
Quá trình này lượng bụi phát sinh tương đối lớn do quá trình thì công nhưng diện tích phân tán bụi lớn nên thường không cần thiết bị xử lý.
Chủ yếu xử lý bằng cách phun sương để giảm bụi trong quá trình thi công.
2.2. Trong quá trình sản xuất
Đây là quá trình phát thải lượng bụi lớn, tập trung và nhiều thành phần bụi nên cần xử lý để đảm bảo sản xuất.
Các quá trình phát thải bụi từ một số ngành sản xuất như:
2.2.1. Bụi do các quá trình đốt nhiên liệu
+ Bụi từ nhà máy nhiệt điện, nhà máy có lò hơi, lò đốt, lò nung…
+ Bụi từ quá trình này thường là bụi mịn, bụi siêu mịn có nhiệt độ cao.
+ Ta thường sử dụng phương pháp ướt và phương pháp lọc để xử lý.
2.2.2. Công nghiệp sản xuất Gang thép
+ Bụi với các cỡ hạt khác nhau, từ 10 đến 100 micromet.
+ Khói nâu gồm những hạt bụi oxit sắt rất mịn.
+ Quá trình vận chuyển, nghiền, sàng quặng.
+ Công đoạn luyện thép phát sinh bụi mịn có nhiệt độ cao.
+ Quá trình thải xỉ và nhiều công đoạn khác.
2.2.3. Công nghiệp sản xuất xi măng
+ Quá trình sản xuất xi măng phát sinh ra rất nhiều bụi, ở nhiều công đoạn khác nhau như: Nghiền, đập, sấy, nung…
+ Thường sử dụng phương pháp lọc và cơ học: Lọc bụi túi, Cyclone
2.2.4. Công nghiệp sản xuất hóa chất
+ Quá trình sản xuất hóa chất phát thải nhiều bụi và khí thải độc hại tùy thuộc vào loại hóa chất được sản xuất.
+ Sử dụng nhiều phương pháp trong nhiều công đoạn khác nhau.
2.2.5. Công nghiệp sản xuất Giấy, Nhựa, đá nhân tạo, gỗ…
+ Các nhà máy này thường phát sinh bụi trong quá trình nghiền, quá trình gia công vật liệu…
+ Thường sử dụng phương pháp lọc, phương pháp cơ học và phương pháp ướt.
3. Hệ thống xử lý bụi công nghiệp
Căn cứ theo tính chất bụi và vị trí phát sinh bụi ta có một số phương pháp xử lý bụi phổ biến sau:
3.1. Phương pháp cơ học
Khí, bụi được tách bằng lực cơ học, lực trọng trường hoặc lực ly tâm.
Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, vận hành. Vật liệu chế tạo đa dạng để chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn, chịu ăn mòn…
– Dùng lọc thô hạt bụi lớn hơn 5µm
– Trở lực thiết bị thấp.
– Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo.
– Nếu đường kính thiết bị quá lớn thì hiệu quả phân tách giảm.
3.2. Phương pháp ướt
Khí được thổi qua lớp chất lỏng hoặc sục vào chất lỏng. Bụi được giữ lại trong chất lỏng và thải ra ngoài dưới dạng bùn, khí sạch được đi ra ngoài với độ ẩm cao. Thiết bị cấu tạo đơn giản, hiệu quả cao. Có thể sử dụng các thiết bị hấp thụ kết hợp với sử lý bụi để mạng lại hiệu quả cao và tối ưu chi phí.
Các thiết bị thường sử dụng theo phương pháp này là: Tháp phun, tháp đĩa lỗ, tháp đệm, Cyclone ướt, Venturi – Scrubber, Thiết bị tạo xoáy va đập quán tính…
– Có nhiều kiểu kết cấu để tạo xoáy va đập quán tính, tùy theo nhu cầu mà chế tạo thiết bị phù hợp với chi phí đầu tư.
– Thiết bị không cần vòi phun hay bơm nên hạn chế việc bị tắc, tuy nhiên mực nước trong thiết bị phải cố định mới đảm bảo hiệu quả.
– Chưa có lý thuyết đầy đủ để tính toán tối ưu cho thiết bị này. Ngày nay có thể sử dụng máy tính mô phỏng chuyển động dòng (CFD) để tính toán hợp lý.
3.3. Phương pháp lọc
Hỗn hợp khí, bụi được đưa qua các màng ngăn, bụi được giữ lại và khí đi qua. Vật liệu lọc có tính chất quyết định tới hiệu quả lọc, có nhiều loại vật liệu lọc khác nhau đảm bảo cường độ lọc, khả năng hoàn nguyên, chịu nhiệt độ cao, chịu hóa chất…
3.4. Phương pháp điện trường
Phương pháp điện trường hay còn gọi là lọc bụi tĩnh điện, thường áp dụng với loại bụi siêu mịn và có độ ẩm cao. Nguyên lý cơ bản là bụi được lắng, giữ lại khi đi qua điện trường có điện thế cao.
Có 2 loại điện cực phổ biến là điện cực dạng tấm và dạng ống. Bụi được tĩnh điện rồi bị hút vào các tấm hoặc ống, khi lượng bụi đã bám đủ nhiều trên điện cực thì phải dùng nước để rửa sạch.
Thiết bị có cấu tạo phức tạp, quá trình vận hành khó, bụi thải ra dưới dạng bùn. Do đó thiết bị lọc tĩnh điện chỉ phù hợp với một nhà nhà máy đặc biệt.
Navis với đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn sâu rộng sẽ đáp ứng mọi yêu cầu và làm hài lòng Quý khách mỗi khi hợp tác!
Nhiều phương pháp như này mà các khu công nghiệp không chịu áp dụng gì cả
Giờ lò hơi dùng được lọc bụi túi để lọc bụi, công nghệ vải lọc phát triển nhanh quá.
Tôi đang quan tâm đến lọc bụi túi