Khách hàng luôn đòi hỏi chất lượng cao nhất và giá cả thấp nhất.
Điều này có vẻ đơn giản trừ trường hợp rất nhiều công ty đã cố vi phạm luật này trên con đường họ đi đến những phiên tòa phá sản. Khách hàng rất thông minh. Khách hàng sẽ luôn luôn hành động để thỏa mãn số lượng lớn nhất có thể những cần thiết của họ trong việc đưa ra quyết định riêng là sẽ mua gì. Chỉ có những công ty ra sức duy trì việc cung cấp cho khách hàng những cấp độ chất lượng cao nhất với giá thấp nhất thì mới thành công trên thị trường.
Năm 1989, cả hai hãng Toyota Lexus và Nissan Infiniti được giới thiệu vào thị trường Hoa Kỳ. Cả hai công ty đã quảng cáo những chiếc xe hơi như là những chiếc xe hơi của tương lai, với những đặc điểm sang trọng của những chiếc xe hơi châu Âu mắc tiền hơn nhưng giá rẻ hơn 10.000 đô la, 20.000 đô la, hay 30.000 đô la. Cả hai công ty đã tự cam kết đưa ra những chiếc xe hơi có chất lượng tốt nhất trong khả năng của họ ở Mỹ.
Và họ đã thành công. Từ năm 1991 trở đi, Tổ chức nghiên cứu thỏa mãn khách hàng J. D. Power đã liên tục đánh giá Lexus and Infiniti là những xe hơi tốt nhất, về mặt chất lượng phương tiện và dịch vụ hậu mãi, trong số toàn bộ 557 mẫu xe hơi được bán ở Mỹ. Và nhiều lần Lexus và Infiniti đứng vững chắc ở vị trí hàng đầu về chất lượng trong tất cả các loại xe hơi được bán ở Mỹ trong bảng xếp hạng của J. D. Power.
Và kết quả của những xếp hạng về chất lượng này đó là, việc bán những chiếc xe này liên tục lên đến hàng trăm triệu đô la mỗi năm.
Hệ quả thứ nhất của Luật chất lượng là
Chất lượng là những gì khách hàng nói là có và sẵn sàng trả giá.
Chỉ có khách hàng mới có thể định nghĩa được chất lượng. Đôi khi thậm chí khách hàng cũng không thể định nghĩa nó một cách rõ ràng, nhưng khách hàng sẽ bình bầu cho lá phiếu chất lượng bằng cái cách mà họ tiêu tiền. Và hơn 80% những quyết định mua ngay nay được đưa ra bởi hay bị ảnh hưởng mạnh bởi phụ nữ.
Philip Crosby, trong cuốn sách của ông Chất lượng không có nước mắt, đã viết, “Chất lượng rất dễ dàng để xác định. Chất lượng của một sản phẩm có thể được đo lường bởi số phần trăm thời gian nó làm những gì nó được bán để làm và để tiếp tục làm việc đó.”
Bạn có thể đo chất lượng của một cái đồng hồ bằng cách xác định xem nó báo thời gian một cách chính xác trong bao lâu. Nếu nó làm điều này 100% thời gian mà không bị dừng, nó sẽ được đánh giá là 100% về chất lượng.
Nếu bạn mua một chiếc xe hơi, chất lượng đánh giá của chiếc xe đó là bạn sẽ sử dụng được nó trong bao lâu mà không cần phải sửa chữa, bảo dưỡng, trừ những cái đã đựợc ghi rõ vào thời điểm bạn mua. Nếu chiếc xe chạy mà không gặp trục trặc gì trong 100% thời gian, nó được đánh giá là có 100% chất lượng.
Không may thay, việc toàn bộ 25% các sản phẩm được sản xuất ngày nay phải gia công và xây dựng lại ngay tại nhà máy vì những khiếm khuyết về chất lượng không phải là hiếm. Cuốn sách của Philip Crosby có tiêu đề Chất lượng là tự do dựa trên kết luận của ông rằng việc sản xuất ra một mặt hàng có chất lượng cao, không có khiếm khuyết, thực sự tiết kiệm tiền và tăng lợi nhuận, cả trước mắt và sau này. Trong giai đoạn trước mắt, chất lượng tạo ra khách hàng, và về lâu về dài, tiếng tăm về chất lượng sẽ giữ được khách hàng.
Hệ quả thứ hai của Luật Chất lượng đó là
Chất lượng bao gồm cả sản phẩm hay dịch vụ và cách mà nó được bán, phân phối và bảo trì.
Định nghĩa của khách hàng về chất lượng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến mua, làm chủ và sử dụng mặt hàng.
Giá cả trong một nhà hàng có chất lượng cao không chỉ dựa trên thực tế là thức ăn ngon được phục vụ trên đĩa. Một nhà hàng hạng nhất, một nhà hàng có mức giá cao hơn trung bình và có thể kiếm được lợi nhuận trên trung bình, còn phục vụ thức ăn trong một không khí thoải mái và sự thú vị mà mọi người luôn sẵn sàng trả. Bạn có thể tưởng tượng một người bồi bàn trong một nhà hàng rất đẹp ném đĩa thức ăn xuống bàn và bỏ đi?
Thậm chí một sản phẩm đơn giản cũng có thể được bán và được phục vụ với sự vui vẻ và lịch sự, do đó tăng giá trị nhận thức của nó. Kinh nghiệm tổng thể mà khách hàng nhận được là toàn bộ ấn tượng của chất lượng.
Hệ quả thứ ba của Luật Chất lượng là
Các công ty sinh lời tỉ lệ thuận với thứ bậc về chất lượng của chúng, và chất lượng là do khách hàng nhận thức.
Điều này có nghĩa là nếu một hãng nghiên cứu thâm nhập vào thị trường sản phẩm của bạn và tiến hành một cuộc khảo sát trung thực và khách quan trong số những khách hàng mua hàng của bạn, cuộc điều tra này có thể làm tăng thứ bậc về chất lượng cho công ty của bạn bằng việc so sánh với những đối thủ cạnh tranh của bạn.
Ví dụ, giả sử có mười công ty đang cung cấp cùng một sản phẩm trong một khu vực thị trường. Một cuộc điều tra với các khách hàng có thể hé mở công ty nào được xem là công ty tốt nhất trong ngành đó trên thị trường khu vực đó. Cuộc khảo sát cũng có thể xác định xem công ty nào đứng ở vị trí số hai, số ba…Các công ty được xem là có chất lượng cao nhất trên thị trường đó cũng là những công ty có lợi nhuận cao nhất trong thị trường đó.
Một lý do chủ yếu mà các công ty được xem là có chất lượng cao đạt được lợi nhuận cao bởi vì sự cần thiết mà khách hàng có đối với sự an toàn và chắc chắn cho những quyết định mua của ho. Bất cứ khi nào mà mọi người phải chọn lựa giữa một mặt hàng giá cao và một mặt hàng giá thấp hơn, nếu họ có khả năng mua nó, họ sẽ chọn sản phẩm giá cao bởi vì giá cao gắn liền với chất lượng cao. Chất lượng cao gắn liền với tiềm thức của khách hàng về tính an toàn và khả năng có thể đoán trước cao hơn. Sự nhận thức về chất lượng tốt hơn làm giảm cảm giác không chắc chắn hay mạo hiểm trong việc đưa ra quyết định mua. Điều nó làm cho việc mua dễ dàng hơn.
Điều đó giải thích tại sao người ta thường nói: “Nếu bạn có khả năng mua những cái chất lượng, bạn sẽ không có khả năng mua những cái không có chất lượng”. Gần như là luôn có một mối quan hệ trực tiếp giữa số lượng tiền bạn trả và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ bạn nhận được. Rất hiếm khi bạn nhận được chất lượng tốt với giá thấp. Bạn không bao giờ nhận được một cái gì đó mà không phải trả cái gì. Bạn luôn nhận được những gì bạn trả. Trong một xã hội cạnh tranh bạn có thể yên tâm cho rằng trả giá cao sẽ đảm bảo cho bạn mức độ chất lượng cao và mức độ mạo hiểm thấp.
Hãy nhớ những gì Thomas Ruskin nói: “Sự cay đắng của chất lượng kém sẽ được nhớ rất lâu sau khi sự vui sướng của giá thấp bị lãng quên.”
Công việc kinh doanh của bạn đứng ở bất cứ đâu trong thứ bậc xếp hạng về chất lượng, và hầu hết tất cả mọi người biết bằng trực giác công việc kinh doanh của họ đang xếp ở hạng nào, thậm chí không cần phải có khảo sát, bạn phải tự cam kết và cam kết công ty mình sẽ vươn lên đứng ở vị trí hàng đầu. Bạn phải cam kết trở nên tốt nhất trong lĩnh vực mà bạn đã chọn.
Nhằm vào vai trò lãnh đạo trong sản phẩm và dịch vụ của bạn. Sự cam kết đối với chất lượng sẽ không chỉ cổ vũ và kích động mọi người trong tổ chức, mà nó còn được phản ánh trong lợi nhuận như là kết quả cuối cùng. Các công ty có chất lượng cao nhất là những công ty kiếm được lợi nhuận cao nhất. Chúng là đại diện của những cơ hội vĩ đại nhất cho tương lai.
Làm thế nào bạn có thể áp dụng Luật này ngay lập tức:
1. Xác định thứ hạng chất lượng trong ngành kinh doanh của bạn. Sử dụng việc bỏ phiếu khách quan nếu bạn có thể. Sử dụng trực giác của bạn nếu bạn phải dùng. Nhưng hãy hoàn toàn chân thật với bản thân bạn. Hỏi các nhân viên và đồng nghiệp của bạn xem họ xếp công ty bạn vào vị trí nào trong danh sách từ một đến mười công ty đối thủ cạnh tranh của bạn.
2. Xác định một cách chính xác việc khách hàng của bạn xác định chất lượng như thế nào. Tìm ra mức độ chất lượng họ kì vọng ở bạn. Kiểm tra thật cẩn thận các sản phẩm và dịch vụ của bạn và bạn bán và hỗ trợ chúng thế nào. Hỏi những khách hàng tốt nhất của bạn họ quý nhất ở công việc kinh doanh của bạn là cái gì và làm thế nào để bạn có thể cải thiện khu vực đó. 3. Chọn một khu vực quan trọng để tập trung vào cải thiện. Chọn một khu vực hay hoạt động có tác động trực tiếp đến sự thỏa mãn khách hàng. Giải quyết để đạt đến kết quả tốt nhất trong khu vực này. Kể cho mọi người trong công ty nghe về cam kết này và sau đó kiểm tra bản thân bạn thường xuyên để xem bạn đang tiến triển tốt như thế