Xử lý mùi nhà máy nhựa có cần thiết không?

Xử lý mùi nhà máy nhựa

Xử lý mùi nhà máy nhựa là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Navis Group sẽ trình bày tổng quan về Nhựa cũng như quá trình xử lý mùi nhà máy nhựa hiệu quả nhất để quý vị tham khảo và có thêm những kiến thức trong quá trình sản xuất và sử dụng Nhựa an toàn nhất.

Nhựa hay chất dẻo (Plastic) là một loại vật liệu tổng hợp hoặc bán tổng hợp sử dụng polyme làm thành phần chính. Độ dẻo của Nhựa giúp chúng có thể được đúc, ép, ép phun, đùn…thành các vật thể rắn có hình dạng khác nhau.

Polymer là những hợp chất cao phân tử gồm những nhóm nguyên tử được nối với nhau bằng những liên kết hóa học tạo thành những mạch dài có khối lượng phân tử lớn. Trong mạch chính của Polymer, những nhóm nguyên tử này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hợp chất cao phân tử là những chất có trọng lượng phân tử lớn như: Cellulose, chất dẻo tổng hợp, sợi, keo dán, gốm sứ…

Mặc dù khái niệm Nhựa và Polymer thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng không phải lúc nào Polymer và Nhựa cũng giống nhau. Nói một cách đơn giản, tất cả các loại Nhựa đều là Polymer, nhưng không phải tất cả các loại Polymer đều là Nhựa.

Xử lý mùi nhà máy nhựa

Dưới đây, Navis Group sẽ trình bày những tính chất cơ bản và các loại nhựa thông dụng nhất.

1. Phân loại Nhựa

Nhựa được phân thành 2 loại chính là Nhựa nhiệt rắn và Nhựa nhiệt dẻo, mỗi loại đều có những tính chất hóa lý khác nhau.

1.1. Nhựa nhiệt dẻo

Nhựa nhiệt dẻo là nhóm vật liệu Polime có khả năng lặp lại nhiều lần quá trình chảy mềm dưới tác dụng nhiệt và trở lên đóng rắn khi được làm nguội. Trong quá trình tác động nhiệt nó chỉ thay đổi tính chất vật lý, không có phản ứng hóa học xảy ra.

✅Do đặc tính như vậy mà nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh nhiểu lần, những phế phẩm nhựa này được tái chế để tái sử dụng. Các loại nhựa này được đánh số bên trong hình tam giác tái chế để cho ta biết có thể sử dụng chúng cho mục đích gì.

xử lý mùi nhà máy nhựa

1.1.1. Số 1 – Nhựa PET (Polyethylene Terephthalate)

✅Tính chất cơ bản của Nhựa PET

– Nhiệt độ biến dạng: 70 – 80 ̊C

– Nhiệt độ gia công: 240- 260 ̊C

– Trong như thủy tinh, kháng va đập tốt, chịu nhiệt kém khi phân hủy nhiệt có thể tạo ra các chất có hại cho sức khỏe.

– Mức độ tái chế tương đối thấp, khoảng 20%.

✅Ứng dụng Nhựa PET

– Được dùng làm các loại chai nước, màng bao bì gói thực phẩm.

– Các chi tiết trong ô tô, điện, điện tử.

nhựa số 1

1.1.2. Số 2: Nhựa HDPE (High density polyethylene)

✅Tính chất cơ bản của Nhựa HDPE

– Nhiệt độ biến dạng: 120 ̊C

– Nhiệt độ gia công: 133 ̊C

– Mờ, có màu trắng, kháng hóa chất tốt, ở nhiệt độ thường không tan trong bất cứ dung môi nào, trên 70 ̊C tan yếu trong Toluene, Xilen, Amin acetat, parafin…Ở nhiệt độ cao cũng không tan trong nước, acetone, ete etylic, glyxerin và một số dung môi khác.

✅Ứng dụng của Nhựa HDPE

– Đây là loại nhựa an toàn nhất cho sức khỏe, dùng làm các chai, hộp đựng thực phẩm…

– Dùng làm vỏ bọc dây cáp điện, các linh kiện điện, thùng chứa hóa chất, thực phẩm…

nhựa số 2

1.1.3. Số 3- Nhựa PVC (Polyvinyl Clorua)

✅Tính chất cơ bản của Nhựa PVC

– Nhiệt độ biến dạng: 160 ̊C

– Không màu, bán trong suốt, chịu va đập kém. Độ bền kéo, độ cứng và kháng nhiệt tốt hơn PE, đặc biệt tính chất cơ học tốt ở nhiệt độ cao.

– Cách điện tần số cao tốt, dễ cháy, bám dính kém, kém bền với tia UV.

– Có thể giải phóng chất độc hại tới sức khỏe ở nhiệt độ cao, chỉ sử dụng đựng thực phẩm ở dưới 81 ̊C.

✅Ứng dụng của Nhựa PVC

– Sản phẩm cần độ cứng cao: Nắp chai nước, hộp dựng, thùng chứa…

– Sản phẩm kháng hóa chất: Chai lọ thuốc y tế, màng mỏng bao bì, ống dẫn, nắp thùng chứa dung môi…

– Dúng cách điện tần số cao: Tấm, vật kẹp cách điện…

nhựa số 3

1.1.4. Số 4- Nhựa LDPE (Low density ethylene)

✅Tính chất cơ bản nhựa LDPE

– Nhiệt độ biến dạng: 90 ̊C.

– Nhiệt độ gia công: 112 ̊C.

– Mờ, có màu trắng, kháng hóa chất tốt, ở nhiệt độ thường không tan trong bất cứ dung môi nào, trên 70 ̊C tan yếu trong Toluene, Xilen, Amin acetat, parafin…Ở nhiệt độ cao cũng không tan trong nước, acetone, ete etylic, glyxerin và một số dung môi khác.

✅Ứng dụng của Nhựa LDPE

– Dùng làm lót sàn, bản lề cửa, các loại khay hộp đựng thức ăn, tay cầm, màng bao gói thực phẩm…

– Làm phụ kiện vỏ máy tính, điện thoại, các linh kiện điện tử, hoặc một số ứng dụng trong ngành y tế…

nhựa số 4

1.1.5. Số 5- Nhựa PP (Polypropylene)

✅Tính chất cơ bản của Nhựa PP

– Nhiệt độ biến dạng: 160 ̊C

– Không màu, bán trong suốt, chịu va đập kém. Độ bền kéo, độ cứng và kháng nhiệt tốt hơn PE, đặc biệt tính chất cơ học tốt ở nhiệt độ cao.

– Cách điện tần số cao tốt, dễ cháy, bám dính kém, kém bền với tia UV.

✅Ứng dụng của Nhựa PP

– Sản phẩm cần độ cứng cao: Nắp chai nước, hộp dựng, thùng chứa…

– Sản phẩm kháng hóa chất: Chai lọ thuốc y tế, màng mỏng bao bì, ống dẫn, nắp thùng chứa dung môi…

– Dùng cách điện tần số cao: Tấm, vật kẹp cách điện…

nhựa số 5

1.1.6. Số 6- Nhựa PS (Polystyrene)

✅Tính chất cơ bản của Nhựa PS

– Nhiệt độ biến dạng: 100 ̊C

– Độ trong suốt cao, dễ nhuộm màu, độ kết tinh thấp, cách điện ở tần số cao tốt.

– Độ bền cơ học thấp, độ dãn dài thấp, độ bền va đập kém và giòn, chịu hóa chất tốt.

✅Ứng dụng của Nhựa PS

– Là loại nhựa rẻ và nhẹ nên được dùng trong các hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước một lần…

– Dùng làm vỏ hộp, thùng, vật liệu cách điện, trong Sơn Alkyd và Sơn Epoxy biến tính Styren…

nhựa số 6

1.1.7. Số 7- Các loại Nhựa khác

Số 7 là những loại nhựa còn lại, phổ biến nhất là nhựa PC, ngoài ra còn có Tritan và BPA.

– Nhựa PC: Loại nhựa này thường được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tuy nhiên bạn vẫn có thể thấy chúng được dụng đựng nước uống đóng chai, chai chứa thực phẩm tiệt trùng. Bạn tuyệt đối không được tái sử dụng hay tái chế nhựa này thành vật dụng trong gia đình.

– Tritan: Loại nhựa này có độ trong suốt như thủy tinh, khó vỡ kể cả khi bị rơi, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng. Nhựa này thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,…

– BPA hay còn gọi là Bisphenol A là một hoạt chất dùng trong chế tạo các sản phẩm nhựa polycarbonate như hộp nhựa, hộp đựng thực phẩm. Một số nghiên cứu từ các chuyên gia cho rằng nếu sử dụng sản phẩm có chứa BPA liều lượng cao có thể gây ra tác hại xấu đến sức khỏe. Vào năm 2014, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được cho phép”. Vì thế khi lựa chọn thực phẩm các bạn có thể lựa chọn những loại có ghi chữ BPA Free để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

xử lý mùi nhà máy nhựa

1.2. Nhựa nhiệt rắn

Là loại Nhựa khi bị tác đọng của nhiệt hoặc các giải pháp xử lý hóa học trở lên cứng rắn. Nói cách khác dưới tác động của nhiệt, chất xúc tác hay các chất đóng rắn và áp suất thì loại nhựa này xả ra phản ứng hóa học và tạo ra màng bên trong mạch lưới các liên kết ngang tạo thành cấu trúc không gian 3 chiều.

Nhựa nhiệt rắn không thể nóng chảy hay hòa tan trở lại được, không có khả năng tái chế lại.

Nhựa nhiệt rắn

1.2.1. Nhựa UPE (Unsaturated Polyester)

✅Tính chất cơ bản của Nhựa UPE

– Kháng axit loãng, kiềm loãng, kháng cồn tốt.

– Kháng dầu mỡ trung bình, kháng Hydrocacbon thơm, halogen kém.

– Chịu được thời tiết và ánh sáng mặt trời tốt.

✅Ứng dụng của Nhựa UPE

– Sử dụng rộng rãi trong vật liệu Composite.

– Ứng dụng nhiều trong xây dựng và hàng không vũ trụ: Bồn chứa, bọc phủ nền, thùng rác, đồ chơi ngoài trời, bể bơi…

1.2.2. Nhựa Vinyl ester

✅Tính chất cơ bản của Nhựa Vinyl ester

– Có tính chất tương tự Nhựa UPE nhưng chịu nhiệt, chịu hóa chất tốt hơn.

✅Ứng dụng của Nhựa Vinyl ester

– Thường sử dụng để bọc bên ngoài cho vỏ tàu thuyền, các thiết bị ngậm nước.

– Giá thành của Nhựa Vinyl ester đắt hơn 2 đến 3 lần so với Nhựa UPE.

nhựa vinyl

3.2.3. Nhựa Epoxy

✅Tính chất cơ bản của Nhựa Epoxy

– Khả năng kháng nước, kháng nhiệt tốt.

– Chịu ứng suất cơ và ứng suất nhiệt tốt.

– Khả năng cách điện và kháng hóa chất tốt, dễ dàng gia công.

✅Ứng dụng của Nhựa Epoxy

– Ứng dụng rất đa dạng: Keo dán, hỗn hợp xử lý bề mặt, sơn…

– Các đồ nội thất, tranh nghệ thuật, phụ kiện trang sức, phủ bề mặt sàn…

Các loại rác thải nhựa đa số là khó phân hủy, tồn tại lâu trong tự nhiên nên cần chú ý đến yêu cầu an toàn môi trường.

nhựa epoxy

2. Quá trình sản xuất Nhựa cơ bản

2.1. Nhựa nguyên sinh

Nhựa nguyên sinh là nhựa hoàn toàn nguyên chất được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thô là dầu mỏ. Nhựa nguyên sinh có tính đàn hồi tốt, mềm dẻo, trong suốt và sáng bóng.

Quy trình sản xuất nhựa nguyên sinh rất phức tạp, thường được diễn ra tại các nhà máy lớn, nhà máy lọc hóa dầu. Các bước cơ bản bao gồm:

1️⃣ Khai thác nguồn nguyên liệu dầu thô: Được khai thác từ các mỏ sâu trong lòng đất, tùy chất lượng dầu thô mà công nghệ lọc hóa dầu của các nhà máy sẽ khác nhau.

2️⃣ Tinh chế dầu thô: Bao gồm các phản ứng Cracking để bẻ gãy liên kết giữa các Hydrocacbon tạo thành các hợp chất nhẹ hơn, được thực hiện trong các tháp chưng cất dầu để tách các thành phần khác nhau. Sản phẩm của nhà máy lọc hóa dầu gồm khí gas, dầu DO, dầu FO, naphtha, parafin, nhựa đường…

3️⃣ Sau đó tiến hành các phản ứng trùng hợp để sản xuất ra Polymer rồi thêm các phụ gia khác nhau để tạo ra nhựa.

sản xuất nhựa nguyên sinh

2.2. Nhựa tái sinh

Nhựa tái sinh là loại nhựa được sản xuất từ các loại nhựa nhiệt dẻo đã qua sử dụng. Nhựa tái sinh có thể được tái chế một lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào loại nhựa và chất lượng của loại nhựa nhiệt dẻo ban đầu.

Quy trình sản xuất nhựa tái sinh tương đối đơn giản, có thể được thực hiện bởi các hộ sản xuất thủ công. Tuy nhiên quá trình sản xuất Nhựa tái sinh là một quá trình tương đối độc hại, phát sinh nhiều khí độc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Do đó cần phải có hệ thống xử lý mùi nhà máy nhựa trong quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất nhựa tái sinh cơ bản gồm các bước sau:

1️⃣ Thu gom và phân loại nhựa: Rác thải Nhựa được thu gom lại rồi phân loại thành các loại nhựa khác nhau, sau đó chúng được băm thành từng mảnh nhỏ, vụn tùy thuộc vào loại máy tái chế.

2️⃣ Làm sạch và sấy khô: Nhựa sau khi phân loại được làm sạch bằng nước, sau đó được phơi khô hoặc sấy khô.

3️⃣ Nấu chảy và kéo sợi, tạo hạt. Trong giai đoạn này các mảnh nhựa được trộn thêm các phụ gia khác nhau, pha màu rồi được nầu chảy thành các dòng lỏng và được trục ép đẩy qua các tấm lỗ tạo hình rồi làm nguội, đông cứng thành các sợi nhựa. Các sợi nhựa này được cắt nhỏ thành các hạt để thuận tiện cho việc đóng gói và sản xuất ra các sản phẩm nhựa khác.

quy trình tái chế nhựa

3. Xử lý mùi nhà máy Nhựa như thế nào?

Quá trình xử lý mùi nhà máy nhựa thường được tiến hành đối với quá trình sản xuất nhựa tái sinh. Đối với quá trình sản xuất nhựa tái sinh, có nhiều công đoạn phát sinh bụi và khí độc hại. Nhưng chủ yếu là các quá trình nghiền nhỏ, sấy và gia nhiệt là sẽ phát sinh nhiều bụi và khí độc hại nhất.

Do đó ta cần thu gom các khí độc hại này lại, đưa vào thiết bị xử lý khí thải của Navis Group để ngăn ngừa ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và môi trường. Quy trình xử lý khí thải nhà máy nhựa tùy vào mỗi công nghệ sản xuất, tuy nhiên cơ bản được thực hiện theo một số quy trình sau:

Khí thải → Lọc bụi túi → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt hút → Ống khói

Khí thải → Tấm lọc bụi → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt hút → Ống khói.

Khí thải → Tấm lọc bụi → Hấp phụ than hoạt tính → Tia UV(tạo Ozone) → Quạt hút → Ống khói.

Khí thải → Tháp đệm hấp thụ → Tia UV (tạo Ozone) → Quạt hút → Ống khói.

Khí thải → Tháp đệm hấp thụ → Hấp phụ than hoạt tính → Quạt hút → Ống khói.

Khí thải → Tháp đệm hấp thụ → Hấp phụ than hoạt tính → Tia UV (tạo Ozone) → Quạt hút → Ống khói.

Tùy theo thành phần khí thải của quá trình sản xuất nhựa mà Navis Group sẽ tư vấn, thiết kế, chế tạo hệ thống xử lý mùi nhà máy nhựa phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và tối ưu chi phí đầu tư.

hệ thống xử lý mùi nhà máy nhựa
Banner Navis Industrial

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *