Thiết bị cô đặc là một loại thiết bị sử dụng nhiệt để tăng nồng độ chất rắn trong dung dịch bằng cách tách bớt một phần dung môi qua dạng hơi.
Đặc điểm kỹ thuật
Quá trình cô đặc thường được tiến hành ở trạng thái sôi, nghĩa là áp suất hơi riêng phần của dung môi trên bề mặt dung dịch bằng áp suất làm việc của thiết bị. Quá trình cô đặc có thể tiến hành ở nhiều áp suất khác nhau, hệ thống cô đặc có thể gồm một nồi hoặc nhiều nồi.
Thiết bị có thể được làm bằng Inox, Đồng hoặc Thép tùy thuộc vào yêu cầu về chất lượng và sự phù hợp đối với sản phẩm cần cô đặc.Thông thường đối với các loại thực phẩm, dược phẩm và các loại dung dịch có tính ăn mòn ta sử dụng Inox 304 hoặc Inox 316. Tuy nhiên giá thành chế tạo thiết bị bằng Inox đắt hơn nhiều so với Thép.
Cấu tạo thiết bị gồm buồng đốt(trao đổi nhiệt, đun nóng dung dịch), buồng phân ly(khoảng trống để tách hơi ra khỏi dung dịch), bộ phận tách bọt(dùng để tách những giọt lỏng do hơi mang theo). Thiết bị có thể được thiết kế theo kiểu nằm ngang, thẳng đứng hay nghiêng.
Ứng dụng của thiết bị cô đặc
Cô đặc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ thủ công đến công nghiệp. Áp dụng nhiều loại quy mô, từ vừa nhỏ như các hộ gia đình đến lớn hơn như quy mô các xưởng sản xuất, nhà máy công nghiệp.
Quá trình cô đặc được dùng phổ biến trong công nghiệp với mục đích làm tăng nồng độ các dung dịch loãng, hoặc để tách các chất rắn hòa tan như cô đặc dung dịch đường, cô đặc xút, cô đặc dung dịch muối…
Thắng –
Công ty chuyên nghiệp
Cường –
Đặt hệ thống hơi lâu
Kiên –
Cô đặc dung dịch đường rất tối ưu.Ok
Thái –
Inox có chất lượng rất tốt, dùng hóa chất mạnh mà vẫn không bị ăn mòn, han gỉ